BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – Bác sĩ Lương Lễ Hoàng chia sẻ (phần 1)

Giao hàng toàn quốc Gọi đặt hàng: 0902 581 717
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – Bác sĩ Lương Lễ Hoàng chia sẻ (phần 1)
Ngày đăng: 1 tháng

    BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – Bác sĩ Lương Lễ Hoàng chia sẻ (phần 1)
     
    Tại sao bệnh tiểu đường lại nặng?
    Song song với tiến bộ của y khoa thì rõ ràng mình có thể đẩy lùi được một số bệnh. Ví như các bệnh mà chừng 10, 20,.. năm về trước, nó là bệnh nan y  nhưng bây giờ với các phương tiện chuẩn đoán, điều trị hiện nay thì nó không còn là bệnh nan y nữa.
    Ngược lại cũng có một vài bệnh mà từ trước đến nay, nó đã nặng, bây giờ song song với đà phát triển của nền y học hiện đại mà bệnh vẫn không có nhẹ đi chút nào. Một trong những căn bệnh đó là căn bệnh tiểu đường. 
     
     
    Bệnh tiểu đường – căn bệnh của thời đại
    Đó là phần mở đầu cũng như đặt vấn đề mà Bác sĩ Lương Lễ Hoàng sẽ chi sẻ cho mọi người hiểu biết một cách cơ bản nhất để phòng chống căn bệnh tiểu đường hiện nay. 
    Sở dĩ nó còn nặng đến như vậy vì mức độ đánh giá về tính nguy hiểm của căn bệnh đó, nó chưa được đánh giá đúng mức. Thêm vào đó nữa là thông tin về bệnh này cho người dân, cho những người chưa bệnh vẫn chưa đầy đủ. Do đó, người ta vẫn chưa sợ về bệnh đó vì chưa biết rõ về nó. 
    Ở nhiều quốc gia, như bên nước Đức hiện nay, thậm chí nó làm tới biện pháp là: họ đưa hình ảnh của những bệnh nhân bị cưa chân, bệnh nhân bị tai biến mạch máu não vì tiểu đường lên truyền hình. Lúc đầu, người ta phản đối vì cho là: vi phạm nhân quyền vì thấy những hình ảnh ghê gớm của một vài bệnh nhân nào đó. Nhưng sau đó với sự đồng ý của bệnh nhân thì người ta thấy đưa những hình ảnh đó lên để người dân sợ hơn về bệnh tiểu đường. 
    Nhưng chuyện làm cho người dân, người chưa bệnh sợ bệnh tiểu đường bằng cách hâm dọa như thế cũng không phải là biện pháp tối ưu. Quan trọng hiện nay là làm sao cho người ta nhận thức nó và người ta đừng sợ nó.
    Ở đây có 2 nhóm đối tượng: 
    Nhóm xem bệnh tiểu đường không ra gì hết, hay thậm chí biết rõ nó là 1 bệnh nặng nhưng vì quan điểm cho rằng “nó là một căn bệnh nan y thì lỡ có vướn thì xem như TRỜI KÊU AI NẤY DẠ, trúng bệnh thì chịu chết”.
    Nhóm quá sợ bệnh tiểu đường, hiện nay thì khuynh hướng này không phải là ít. 

    Trong phòng khám hiện nay với khoảng 70% bệnh nhân của tôi là bệnh nhân tiểu đường thì mỗi ngày tôi phải tiếp xúc với 2 nhóm bệnh nhân đó.
     + Một nhóm đó là rõ ràng không tuân thủ phương pháp điều trị là vì xem thường cái bệnh.
     + Nhóm còn lại thì xem bệnh quá nặng: nặng đến độ cái sợ đó làm cho người bệnh còn khổ hơn là mang bệnh.
      + Còn lại số bệnh nhân “ở giữa: trung dung” hiểu được bệnh để đừng sợ bệnh thì đó lại là thiểu số. 
    Đó chính là vấn đề: bệnh tiểu đường lại nặng.
    Tình hình bệnh tiểu đường ở nước Đức và Việt Nam hiện nay ra sao?
    Ở Đức, bệnh tiểu đường như thế nào?
    Đức là quốc gia có lượng têu thụ bia lớn nhất thế giới. Người Đức có nhiều lễ hội bia nổi tiếng. Nước Đức có dân số tương đương với nước Việt Nam mình (khoảng 80 triệu dân). 
    Nếu trước đây, khoảng 15 năm, ở nước Đức có khoảng 3.5 triệu người bị bệnh tiểu đường. Ngay tức khắc, người ta tung ra ngay cái chương trình TẦM SOÁT TIỂU ĐƯỜNG, phổ biến cho người dân các kiến thức về bệnh tiểu đường, phòng bệnh tiểu đường, cách săn sóc bệnh nhân khi bị bệnh tiểu đường.
    Ở nước Đức thì chắc chắn người ta không thể nói là thiếu thuốc được. Người ta cũng không thể nói ở Đức thì bệnh viện quá tải, người ta cũng không dám kết luận: ở Đức thì chỉ có những bác sỹ dỡ không thì cũng không được vì họ cũng có những bác sỹ có khả năng. Tất cả các biện pháp gọi là tầm soát cũng như là tìm cách phổ biến các tin tức cho người dân là hoàn toàn miễn phí vì hệ thống an sinh xã hội đã tiến bộ đến mức độ là: “nếu tôi mà xin tầm soát bệnh tiểu đường thì tôi không phải trả tiền, nếu tôi bị bệnh tiểu đường thì bảo hiểm sẽ trả hết”.
    Thế thì sau 15 năm liên tục như thế thì hiện nay ở Đức có bao nhiêu bệnh nhân tiểu đường? Ở Đức mới thống kê đến tháng 12/2008 thì có đến 9 triệu người bị bệnh tiểu đường. Nghĩa là tất cả những chương trình cố gắng đó trên thực tế là thất bại, nghĩa là đáng lẽ họ đã có đông hơn bệnh nhân tiểu đường (vì với cố gắng liên tục đó, sau 15 năm số người bệnh tiểu đường từ 3.5 triệu lên thành 9 triệu người). Mà 9 triệu người đó là bệnh nhân “đã được phát hiện” và theo đánh giá của họ thì số đó chỉ bằng 1/3 hoặc 1/3 số người “chưa được phát hiện”. Nói cách khác, họ có khoảng 18 triệu người bệnh tiểu đường trong 80 triệu dân. Đây là một con số khủng khiếp.
     Ở Việt Nam, hình hình bệnh tiểu đường ra sao? 
    Theo thống kê, thông báo chính thức của Bộ Y Tế, cách nay hơn 1 năm, mình cũng có khoảng 2.5 triệu người bị bệnh tiểu đường trên 80 triệu dân. Con số đó không chính xác. Vì mình phải nhân 3 lần lên thì có khoảng 7.5 triệu người bệnh tiểu đường. Con số 7.5 triệu đó vẫn không chính xác.
    Khi tôi tổ chức tầm soát tiểu đường miễn phí cho 100 bệnh nhân của tôi thì tôi không bao giờ có tỉ lệ đó dưới 30% bị phát hiện là bệnh tiểu đường. Thế thì mình có 80 triệu dân thì không thể có dưới 20 triệu người bị bệnh tiểu đường. Và ngay trong cái phòng này thôi, một cách chủ quan bây giờ tôi đề nghị tất cả mình xét nghiệm máu thì tôi cũng không tin là ở trong ngày không có người bệnh tiểu đường. Và tôi tin là trong này chắc chắn có người đã bị bệnh tiểu đường và chắc chắn đáng lo hơn nữa là có những người được phát hiện bị bệnh tiểu đường mà không hề biết và không hề nghĩ đến “là mình đã bị bệnh tiểu đường”.
     Đó là lý do tại sao tôi cho đề tài này là đề tài quan trọng nhất trong 10 đề tài. Vì ở đây mình sẽ đối đầu với một lượng bệnh nhân đông hơn xa con số dự kiến.
    Những căn bệnh nguy hiểm từ biến chứng của bệnh tiểu đường. 
     Điểm đáng lo kế tiếp nữa là vì bệnh tiểu đường hiện nay là đòn bẫy dẫn đến 02 căn bệnh khác nguy hiểm hơn:

     Bệnh tim mạch. 
    Đây là bệnh chiếm hàng đầu về tỉ lệ tử vong. Đã bị bệnh tiểu đường mà đã không điều trị được, không ổn định được thì sớm muộn gì cũng đi đến sơ vữa mạch máu, cũng sẽ tắt mạch máu nhỏ, thiếu dưỡng khí, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Bệnh tiểu đường nó nguy hiểm ở chổ: nó không là nguyên nhân trực tiếp (không ai vì lý do đường phát ra cao vài ngày rồi ngã ra chết) nhưng số bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não vì đã bệnh tiểu đường trước đó thì rất đông.
    Bệnh ung thư. 
    Căn bệnh nào hiện nay mà mình vẫn còn chưa có thể đẩy lùi được mà chỉ vì lý do “tế bào thiếu dưỡng khí nên tế bào bỗng dưng phản ứng sai lệch”. Thay vì sản xuất ra những tế bào bình thường thì nó sản xuất ra những “tế bào bất thường”. Căn bệnh nào? Đó là UNG THƯ. Như vậy ta đã xác định mối liên hệ giữa UNG THƯ và BỆNH TIỂU ĐƯỜNG. Số người bị bệnh tiểu đường rồi bị ung thư thì rất cao so với số người bị ung thư mà không có bị bệnh tiểu đường.
      Như vậy người ta kiểm soát được bệnh tiểu đường, có nghĩa là người ta có thể giảm tỷ lệ tử vong của bệnh tim mạch, giảm tỉ lệ của bệnh ung thư. Vì thế bệnh tiểu đường là bệnh quan trọng. Quan trọng hơn nữa trong xứ mình là người ta đánh giá mới nhất của Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), theo họ thì bệnh nào là bệnh ghê gớm nhất từ năm 2010 đến 2020 ở vùng Đông Nam Á. Không phải là do bệnh suy dinh dưỡng (vì không còn nghèo đói đến mức đó). Cũng không phải là bệnh bội nhiễm (ngay cả trường hợp bị bệnh HIV/AIDS đi nữa thì người ta vẫn đánh giá nó là không ghê gớm). Căn bệnh còn ghê hơn nữa là vì nó âm thầm, nó không lây lan mà nó phát tán ra, đó là bệnh tiểu đường.
    Các chuyên gia của WHO cũng không phải họ “nằm chiêm bao” mà nghĩ ra chuyện đó mà họ nhìn vào lối sống của người dân, đời sống căng thẳng, sống càng lúc càng xa rời thiên nhiên là đòn bẫy để bệnh tiểu đường chiếm thế thượng phong. 
    Bệnh tiểu đường sở dĩ tiếp tục nặng như thế là vì lý do nữa?
    Câu hỏi là hiện nay đã có thuốc điều trị tiểu đường hay chưa? 
    Cần phân biệt thuốc điều trị tiểu đường là thuốc gì? Thuốc để hạ đường huyết xuống hay thuốc để trị cho hết bệnh tiểu đường?
    Mình chưa có thuốc để điều trị cho hết bệnh tiểu đường nhưng mình có rất nhiều thuốc để hạ đường huyết. Nếu so với 10 năm trước thì thuốc để hạ đường huyết ngày nay tốt hơn rất nhiều, tốt hơn xa so với hồi xưa. Người ta hiểu hơn về bệnh tiểu đường, hiểu sâu hơn nhiều. 
     (xin mời BẤM VÀO LINK NÀY xem tiếp: BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – Bác sĩ Lương Lễ Hoàng chia sẻ  (phần 2)
     (xin mời BẤM VÀO LINK NÀY xem tiếp: BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – Bác sĩ Lương Lễ Hoàng chia sẻ  (phần 3)
    Người ghi lại phụ đề và chia sẻ từ video: Phan Thành Hiếu. 
     
    Bác sỹ Lương Lễ Hoàng và anh Phan Thành Hiếu tại 1 cuộc Hội thảo về Bệnh tiểu đường
    CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM
    453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM
    Liên hệ: 0902 58 1717

    Zalo
    Hotline