Tin tức

BS Lương Lễ Hoàng: bệnh tiểu đường diễn ra với cơ chế và nguy hiểm như thế nào?

bệnh tiểu đường - Bác sĩ Lương Lễ Hoàng

BS Lương Lễ Hoàng: bệnh tiểu đường diễn ra với cơ chế và nguy hiểm như thế nào?

BS Lương Lễ Hoàng: bệnh tiểu đường diễn ra với cơ chế và nguy hiểm như thế nào? Tại sao Tổ chứ Y tế thế giới (WHO) xếp bệnh tiểu đường ở Đông Nam Á là căn bệnh ghê gớm nhất (trên cả bện HIV/AIDS)? Và tại sao thuốc hạ đường huyết không phải là giải pháp điều trị bệnh tiểu đường? Bệnh tiểu đường nguy hiểm ở chổ nào và cơ chế diễn biến ra sao?

Sau đây là những ý kiến mà Bác sỹ Lương Lễ Hoàng (Trung tâm Cao Áp TP.HCM – Điều trị Đông Tây Y kết hợp) chia sẻ:

Bác sỹ Lương Lễ Hoàng

Bác sỹ Lương Lễ Hoàng

Song song với tiến bộ của Y Khoa rõ ràng thì mình có thể đẩy lùi được một số bệnh. Khoảng 20 năm trước, nó là những căn bệnh nặng nhưng bây giờ với những phương tiện chuẩn đoán, phương tiện điều trị thì nó không còn là căn bệnh nan y. Cũng song song với đà phát triển của Y học hiện đại, có những bệnh cũng không có nhẹ đi chút nào hết. Một trong những căn bệnh đó là bệnh tiểu đường.

Sở dĩ bệnh tiểu đường còn nặng đến như vậy là vì mức độ đánh giá về nguy hiểm của căn bệnh chưa được đánh giá đúng mức. Thêm vào đó là thông tin của bệnh này cho người dân, cho những người chưa bệnh vẫn chưa đầy đủ. Do đó người ta chưa sợ bệnh tiểu đường vì người ta chưa biết rõ về nó.

Chuyện làm cho người dân chưa bệnh tiểu đường sợ hơn về bệnh tiểu đường bằng cách “hâm dọa” như thế thì không phải là biện pháp tối ưu. Cái quan trọng hiện nay là làm sao cho người ta nhận thức và đừng sợ nó.

Thường có 3 nhóm đối tượng:

  • Biết rõ đó là bệnh nặng nhưng vì quan điểm cho rằng nó là bệnh nan y, nếu lỡ có vướn bệnh thì đó là chuyện “Trời kêu ai nấy dạ”, phải bệnh thì chết. Nhóm này không tuân thủ kỷ luật điều trị.
  • Nhóm người quá sợ bệnh tiểu đường. Hiện nay khuynh hướng của nhóm này cũng không phải là ít. Chính vì họ quá sợ nó nên họ cảm thấy khổ hơn khi mang bệnh.
  • Nhóm hiểu được bệnh tiểu đường và không sợ về nó: rất ít.

Ở Đức, cách nay khoảng 15 năm, có hơn 3 triệu người bệnh (trong 80 triệu dân), ngay tức khắc người ta tung ra chương trình TẦM SOÁT BỆNH TIỂU ĐƯỜNG hoàn toàn miễn phí, phổ biến cho người dân về tiểu đường. Sau 15 năm liên tục như thế (thống kê ngày 31/12/2008) thì ở Đức có khoảng 9 triệu người bị bệnh tiểu đường (đây là những người đã được phát hiện, chỉ bằng ½ số người chưa được phát hiện, tức là khoảng 18 triệu người mắc bệnh tiểu đường trong 80 triệu dân). Nghĩa là những cố gắng của chương trình trên thực tế đều thất bại.

Ở Việt Nam, theo thông báo chính thức của Bộ y tế thì đã có 2,5 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Tôi tổ chức khảo sát tầm soát tiểu đường miễn phí cho 100 bệnh nhân ở phòng khám của tôi thì không bao giờ tôi có tỉ lệ dưới 30% được phát hiện là bị bệnh tiểu đường. Điều đó có nghĩa là nếu dân số Việt Nam ít nhất là 80 triệu người thì không dưới 20 triệu người bị bệnh tiểu đường.

Cái đáng lo, bệnh tiểu đường là đòn bẩy dẫn đến 2 loại bệnh khác nguy hiểm hơn là:

Bệnh tim mạch: là bệnh chiếm tỷ lệ tử vong hàng đầu hiện nay, đằng sau ngấm ngầm nó là bàn tay phá hoại của bệnh tiểu đường. Đã bị bệnh tiểu đường mà không điều trị được, không ổn định được đường huyết, không cầm cự được thì sớm muộn gì cũng dẫn đến xơ vữa mạch máu, tắt mạch máu nhỏ. thiếu dưỡng khí, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,..

Bệnh tiểu đường nguy hiểm ở chổ: không là nguyên nhân trực tiếp, không ai vì đường huyết cao vài ngày thì phát ngã ra chết nhưng số người bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim vì trước đó bị bệnh tiểu đường thì rất đông.

Bệnh ung thư: tế bào thiếu dưỡng khí nên tế bào bỗng dưng phản ứng sai lệch, thay vì sản xuất ra tế bào bình thường thì nó sản xuất ra tế bào bất thường. Số người bệnh tiểu đường rồi sau đó bị ung thư thì rất cao (so với số người tự bị ung thư mà không bị bệnh tiểu đường trước đó).

Như vậy kiểm soát được bệnh tiểu đường thì người ta sẽ giảm được tỉ lệ tử vong của bệnh tim mạch và bệnh ung thư.

Theo tổ chức đánh giá của Tổ tức Y tế thế giới (WHO) từ năm 2010 đến 2020 ở khu vực Đông Nam Á thì bệnh ghê gớm nhất không phải là bệnh suy dinh dưỡng vì không còn nghèo đói đến mức đó, không phải là bệnh bội nhiễm (bệnh nhiễm HIV/AIDS), đó chính là bệnh tiểu đường vì nó âm thầm, không lây lan nhưng phát tán ra. Tổ chứ WHO cũng nhận ra rằng lối sống, đời sống căng thẳng, càng lúc càng xa rời thiên nhiên,..là đòn bẩy của bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường ngày nay trở nên nặng hơn nữa bởi lý do là mình chưa có thuốc để trị bệnh tiểu đường. Nếu điều trị bệnh tiểu đường mà chỉ ninh ninh là có viên thuốc hạ đường huyết là đủ rồi thì quan điểm đó hoàn toàn sai lầm. Hạ đường huyết không thôi thì không có ý nghĩa gì hết so với bệnh tiểu đường. Người ta không thể hạ đường huyết mỗi ngày được khi mà nhịp sinh học của cơ thể dao động và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.

Con người không phải là cái máy để 7 giờ sáng huyết áp là thế, 8 giờ sáng huyết áp là vậy,…Hôm nay 7 giờ sáng, huyết áp tốt, có thể hôm sau cũng 7 giờ sáng nhưng huyết áp xấu do một cảm xúc nào đó. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ổn định đường huyết mà nằm ngoài tầm tay của thầy thuốc. Mình không ổn định được đường huyết nên mới có những biến chứng.

Ví dụ:

+ Nếu 1 người có đường huyết cao hơn bình thường 130mg (so với 110mg), nhưng đường huyết đó cứ ở hoài như vậy, người đó suốt đời chắc chắn không có biến chứng. Nếu người lớn tuổi bị tiểu đường lâu ngày, lúc nào đo đường huyết của ở 140mg, 150mg,…thì cứ yên tâm vì đó là cái ngưỡng mới. Trong những công trình nghiên cứu mới nhất của Mỹ thì người ta khuyến cáo các bác sỹ đừng tìm cách kéo mức đường huyết của người bị bệnh tiểu đường nhiều năm trở về định mức bình thường vì định mức bình thường đối với ta là đã thấp rồi.

+ Nếu 1 người hôm nay có đường huyết 180mg, bữa khác 170mg, 70mg, 90mg,… bệnh nhân tưởng thấp mà hân hoan nhưng chính chổ dao động quá thường đó mới là biến chứng. Người ta bị đứt mạch máu não, nhồi máu cơ tim, mù mắt, hoại tử đầu chi,…khi đường huyết dao động chứ không phải là vì đường huyết tăng cao.

Như vậy đừng chữa bệnh nhân bằng cách cố gắng cho uống thuốc thật mạnh để khi thử máu ra thấy chỉ số đường huyết 90mg là hài lòng thì đây là quan điểm SAI. Người ta chứng minh: số bệnh nhân bị hạ đường huyết xuống quá thấp là số bệnh nhân dễ bị nhồi máu cơ tim. Quan trọng nhất là tổng trạng của người bệnh. Người bệnh nhân sống khỏe, sống vui mới là lý tưởng mặc dù với đường huyết cao hơn là bệnh nhân mệt mỏi với đường huyết thấp rồi kết quả nhồi máu cơ tim.

Thuốc hạ đường huyết không phải là giải pháp mà nó chỉ là phương tiện.

Trong cở thể có cơ quan gọi là tụy tạng tiết ra nhiều loại nội tiết tố, có loại làm cho đường huyết lên cao, có loại hạ đường huyết xuống bằng cách nó huy động đường trong máu kéo vào trong bắp thịt, sử dụng đường đó ra năng lượng, đốt cháy lượng đường đó đi.

Khi có một trục trặc gì đó mà lượng đường trong máu cao nhưng tụy tạng không phản ứng, đường trong máu thì cao nhưng người bệnh không nhận được đường để đốt cháy tạo năng lượng nên nhận tính hiệu thiếu năng lượng, khi đó cơ thể phản ứng sai lầm: “lấy chất mỡ ra sử dụng”, kết quả là trong cơ thể sẽ tăng các chất trycedirc, cholesterol,…

Các chất này tăng lên nhưng cơ thể không cần lắm thì nó sẽ bám đâu đó vào trong mạch máu nào mà yếu nhất. Từ một mạch máu nhỏ ban đầu, lan rộng ra, tạo ra hiện tượng gọi là xơ vữa mạch máu.

Người bệnh ít khi bị chết vì đường nhưng người ta chết về hậu quả lâu dài của xơ vữa mạch máu thì hầu như là chắc chắn. Vậy bệnh phát ra là “chất đường” nhưng hậu quả là “chất béo”. Như vậy điều trị bệnh mà chỉ tập trung vào “đường”, không để ý tới chất mỡ trong máu của bệnh nhân thì đó là cái sai lầm nghiêm trọng về mặt cơ bản. Cho dù mình ổn định được hoặc có thể kéo lượng đường xuống hiệu quả nhiều ngày trong năm đi nữa, bệnh nhân vẫn có biến chứng do hậu quả của chất mỡ trong máu chứ không phải do chất đường.

Tại sao tụy tạng không tiết Insulin?

Tại sao sau ăn mỗi bữa cơm có chất ngọt, có tinh bột,…lượng đường trong máu vượt cao hơn bình thường thì cơ thể báo tính hiệu cho tụy tạng là phải hạ đường xuống?

– Thứ nhất: do bệnh bẩm sinh nào đó mà tụy tạng không tiết insulin gọi bệnh tiểu đường type 1 (thiếu insulin). Xưa nay điều trị bằng cách chích insulin thế nó.

– Thứ hai: do thiếu insulin đó là bệnh tiểu đường type 2, tụy tạng bị kiệt sức (làm việc liên tục trong thời gian dài) rồi chết đi nên không tiết ra insulin hoặc phản ứng sai.

Thứ ba: Nhóm bệnh tiểu đường giả (không hề thiếu insulin nhưng insulin phóng thích ở dạng không hoạt động, mất hoạt tính): Người càng stress thì càng phóng thích insulin ở dạng không hoạt động, mất hoạt tính. Insulin hoạt động cần những sinh tố và khoáng tố đi kèm như kẽm (Zn), Crôm (Cr), Can-xi, sinh tố C.

Lý do:
  • Chế độ ăn uống ăn quá ngọt, thừa chất đường quá nhiều nên tụy tạng làm việc liên tục, từ từ kiệt huệ.
  • Âu lo, phiền muộn, stress….Khi căng thẳng thì lượng đường trong máu tăng vọt lên dù không ăn nhưng cơ thể qui động ở đâu đó. Khi có stress, cơ thể phải huy động năng lượng để giải quyết stress đó. Lo lắng mà ăn bù đắp thì vẫn tốt hơn là lo lắng mà không ăn thì cơ thể phải rút một chất đường đâu đó ra tức là tạo một rối loạng biến dưỡng loại nội sinh.

Xưa nay điều trị bằng cách cho thuốc có tác dụng tương tự như insulin.

Trong trạng thái stress, cơ thể đã sử dụng hết các khoáng tố trên quá nhanh, khi insulin được tạo ra không đủ khoáng tố cần thiết để hoạt động nên ở dạng mất hoạt tính.
Bệnh thường xuất hiện cộng với những người trong giai đoạn mãn kinh, người bệnh tuyến giáp trạng.

Điều trị bệnh này là giữ làm sao cho cơ thể đủ các khoáng tố Zn, Cr, can–xi, sinh tố C là được. Trong 48 giờ, không cung cấp đủ cho cơ thể khoáng Zn và Cr thì 2 khoáng tố này sẽ thiếu hụt. Chính vì thế, do căng thẳng công ăn việc làm, quên ăn uống thì sau 2 ngày, cơ thể sẽ thiếu kẽm và Cr sẽ làm insulin mất hoạt tính.

Đó là cơ chế của bệnh. Nếu với cuộc sống hiện nay của mình với cách lạm dụng thuốc, cách không chuẩn đoán chính xác cũng như không can đảm nhìn vào thực tế “tôi đã bị bệnh tiểu đường” hay “tôi có lẽ sắp bị bệnh tiểu đường” thì bệnh sẽ tiếp tục thắng thế.

Xét nghiệm HbA1c (viết tắt của glycated Hemoglobin hay Hemoglobin A1c): đo lượng đường gắn vào huyết cầu tố biết được trong 90 ngày vừa qua huynh hướng đường của bệnh nhân cao hay bình thường. Nếu bệnh nhân có chỉ số HbA1c cao thì đó là những bệnh nhân dễ bị biến chứng. Tiên lượng của bệnh nhân tùy thuộc vào chỉ số xét nghiệm HbA1c.

Bác sỹ Lương Lễ Hoàng

Bác sỹ Lương Lễ Hoàng

Sưu tầm: Phan Thành Hiếu.
E-mail: Phanthanhhieu.png@gmail.com.

Công ty Cổ phần Lương thực Phương Nam

Kho – Cửa hàng: 453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM

Hotline: 0902 58 1717

Email: Phanthanhhieu.png@gmail.com

Website: https://nongsansachphuongnam.com

.