Tin tức

Bệnh tiểu đường type 1

Bệnh tiêu đường (Đái thao đường) type 1

Bệnh tiểu đường type 1 (đái tháo đường) và cách điều trị

Bệnh tiểu đường type 1 (đái tháo đường) là do một phản ứng miễn dịch bất thường phá huỷ các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy. Insulin cho phép đường (glucose) vào tế bào của cơ thể để tạo thành năng lượng. Nếu không có insulin, đường sẽ tích tụ trong máu, theo thời gian lượng đường trong máu tăng cao có thể làm hỏng các mạch máu và dây thần kinh khắp cơ thể làm tăng nguy cơ các bệnh về mắt, tim, mạch máu, thần kinh và thận.

1. Đặc điểm bệnh tiểu đường type 1:

Bệnh tiểu đường type 1 không hề liên quan đến thói quen ăn uống hoặc tập thể dục (khác với bệnh tiểu đường type 2). Bệnh đái tháo đường type 1 do cơ thể thiếu insulin trầm trọng. Đặc trưng bởi tế bào β (beta cell) tụy bị phá hủy.

Bệnh tiểu đường type 1 thường gặp ở người trẻ và thanh thiếu niên, được gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin (IDDM). Bệnh cũng có thể gặp ở bất cứ tuổi nào.

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường type 1 chiếm khoảng 5 – 10% trong dân số bệnh tiểu đường

2. Nguyên nhân bệnh tiểu đường type 1

  • Liên quan tới di truyền.
  • Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào sẽ gây ra hiện tượng viêm và tổn thương tế bào β tụy và kết quả là tế bào β bị phá hủy. Các yếu tố môi trường được xem là có ảnh hưởng tới việc thay đổi chức năng tế bào β như : virut, các hóa chất độc như Vacor, hydrogen cyanid.
Bệnh tiêu đường (Đái thao đường) type 1

Bệnh tiêu đường (Đái thao đường) type 1

3. Chẩn đoán bệnh tiểu đường type 1

Khám lâm sàng: (thường xuất hiện ở tuổi trẻ)

  • Giai đoạn đầu : Thường không có triệu chứng gì nhiều khi khám lâm sàng
  • Giai đoạn toàn phát : Triệu chứng khát nước, ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhanh. Triệu chứng xuất hiện đột ngột, rầm rộ.
  • Khi thiếu insulin trầm trọng, hoặc có stress sẽ có tình trạng hôn mê tăng đường huyết, hôn mê nhiễm ceton acid.

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

  • Đường huyết bất kỳ ≥ 200 mg/dl
  • Đường huyết khi đói ( sau nhịn ăn 8 giờ) ≥ 126 mg/dl.
  • Đường huyết 2 giờ sau uống 75gr glucose ≥ 200 mg/dl
  • Hoặc HbA1c ≥ 6,5%

Nếu các xét nghiệm trên đạt ngưỡng chẩn đoán, nhưng không có triệu chứng tăng đường huyết thì phải lập lại xét nghiệm lần 2 vào ngày khác.

– Xét nghiệm nước tiểu: Có thể có đường niệu và ceton niệu

  • C – peptid : giảm
  • Inusulin huyết thanh : thấp
  • LDL – c và Triglyceride : tăng nhẹ
  • HDL – c: thường không thay đổi.

– Xét nghiệm miễn dịch

  • Kháng thể ICA > 20 đơn vị JDF
  • Anti GAD : dương tính.

4. Biến chứng bệnh:

  • Tăng đường huyết nhiễm ceton acid
  • Hạ đường huyết do dùng quá liều insulin
  • Nhiễm trùng
  • Biến chứng mắt : bệnh võng mạc tăng sinh và không tăng sinh
  • Biến chứng não: tai biến mạch máu não
tai biến mạch máu não

tai biến mạch máu não

  • Biến chứng thận : bệnh thận mạn giai đoạn cuối.
  • Biến chứng thần kinh : viêm đa dây thần kinh đối xứng, viêm đa rể dây thần kinh, bệnh lý đơn dây thần kinh, bệnh lý thần kinh tự chủ.
  • Biến chứng dạ dày ruột: liệt dạ dày, tiêu chảy, táo bón..
  • Biến chứng sinh dục: liệt bàng quang, rối loạn cương dương….
  • Biến chứng tim mạch : bệnh mạch vành, suy tim, bệnh lý mạch máu ngoại biên.

5. Điều trị bệnh:

5.1. Mục tiêu

+ Làm giảm các triệu chứng.
+ Đạt được mức đường huyết gần bình thường
+ Đường huyết lúc đói : 80 – 130 mg/dl
+ Đường huyết trước khi ngủ : 100 – 150 mg/dl
+ Đường huyết 2 giờ sau khi bắt đầu ăn : 140 – 180 mg/dl.
+ HbA1c < 7%.
+ Phòng ngừa biến chứng cấp và mạn tính.
+ Giúp người bệnh lao động, học tập, vui chơi gần như bình thường.

5.2. Các biện pháp điều trị

– Chế độ dinh dưỡng

+ Tổng calo thu vào của người Việt Nam thường là 1500 – 1800 calo/ngày.
+ Tỷ lệ các loại thức ăn :

++ Protid : protid động vật và thực vật : 15 – 20 %
+ + Lipid : 30%
+ + Chất bột đường : 50 – 60%. Hạn chế đường hấp thụ nhanh ( mứt, bánh ngọt, nước ngọt)

+ Tăng cường các yếu tố vi lượng, chất xơ.

– Vận động thể lực:

  • Có tác dụng tăng nhạy cảm insulin, làm giảm đường huyết đói và sau ăn.
  • Có lợi cho tim mạch và tâm lý
  • Tập luyện cần phù hợp với tuổi, sức khỏe, sở thích cá nhân.
  • Nên tập những môn rèn luyện sự dẻo dai (đi bộ, đi xe đạp, bơi lội)
  • Thời gian 30 phút / ngày, 150 phút/ tuần.

5.3 Điều trị với thuốc làm giảm đường huyết:

+ Điều trị insulin thay thế suốt đời.
+ Các loại insulin

Chế phẩm thời gian bắt đầu tác dụng (giờ) thời gian tác dụng đỉnh (giờ) Hiệu quả kéo dài
Loại tác dụng nhanh:

Lispro ( Aspart)

Regular

(Actrapid. HumulinR)

< 0.25

0.5 – 1

0.5 – 1.5

2 – 3

 

3 – 4

6 – 8

Loại bán chậm

NPH(insulatard, HumulinN)

Lente (Monotard, HumulinL)

2 – 4

 

3 – 4

6 – 10

 

6 – 12

18 – 24

 

18 – 26

Loại tác dụng chậm:

Ultralente

Glargine

 

6 – 10

4

 

10 – 16

không có đỉnh

 

18 – 20

24

Loại kết hợp

Loại 30/70

Loại 50/50

 

0.5 – 1

0.5 – 1

 

18 – 24

18               – 24

 

  • Liều lượng : liều khởi đầu 0.25 – 0,5 đơn vị /kg/ngày tiêm dưới da, thông thường 2/3 tổng liều insulin được tiêm vào buổi sáng và 1/3 vào buổi chiều trước các bữa ăn 30 phút. Nhưng chú ý lượng insulin một lần tiêm không quá 40 đơn vị.
  • Vị trí tiêm : vùng trước đùi, bụng, cánh tay.
  • Điều trị hổ trợ : (tùy theo bệnh lý)

(Bài viết được lượt bỏ nhiều phần chuyên môn sâu và được kiểm tra – tham vấn bởi bác sỹ Danh Ngọc Minh)

Hình bác sỹ Danh Ngọc Minh

Hình bác sỹ Danh Ngọc Minh

(Trong bài viết có tham khảo các tài liệu và các trang web khoa học bệnh tiểu đường:

  • Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2007), Nội Tiết Học Đại Cương, Nxb Y Học, Tp Hồ Chí Minh.
  • ADA (2010), “Standards of Medial Care in Diabetes”, Diabetes Care, Volume 33, Supplement 1, January 2010.)

Trân trọng kính mời xem tiếp bài viết: Bệnh tiểu đường type 2 ở bài đăng tiếp theo.

Biên soạn: Phan Thành Hiếu.