Cơm tấm Sài Gòn - Món đặc sản mà ai đi xa cũng nhớ

Giao hàng toàn quốc Gọi đặt hàng: 0902 581 717
Cơm tấm Sài Gòn - Món đặc sản mà ai đi xa cũng nhớ
Ngày đăng: 09/03/2024

    Nếu phở là biểu tượng ẩm thực của Hà Nội, thì cơm tấm chính là biểu tượng của Sài Gòn và từ lâu được xem là đặc sản đặc trưng nơi đây. Những người đã có cơ hội thưởng thức món cơm tấm Sài Gòn thì không thể quên được hương vị đặc trưng và thơm ngon, kết hợp hài hòa với các loại gia vị đi kèm. Vậy món "đặc sản Sài Gòn" này có gì thu hút?

    Cơm tấm Sài Gòn - món ăn quen thuộc của nhiều thế hệ

    Cơm tấm hay cơm tấm Sài Gòn là một món đặc sản của miền Nam Việt Nam, được làm từ nguyên liệu chính là gạo tấm. Trong đó, tấm là những phần bị gãy vụn và phôi của gạo trong quá trình phơi, vận chuyển hay xay sàng.

    Tấm sẽ có hạt nhỏ, phần lớn là cơm tơi và dễ thấm vị hơn so với gạo nguyên hạt. Phần lớn, cơm tấm Sài Gòn sẽ mỗi nơi sẽ sử dụng nhiều loại gạo tấm khác nhau, tuy nhiên, phần lớn nguyên liệu và cách chế biến đều nhất quán, tạo nên đặc trưng riêng cho cơm tấm nơi đây.

    Cơm tấm Sài Gòn

    Dù giao thoa nhiều nền văn hoá khác nhau với sự du nhập của nhiều loại hương vị, nhưng cơm tấm Sài Gòn vẫn có sự đặc trưng rất riêng mà không nơi nào có được. Vì thế, dù bất cứ đâu, ngõ nhỏ đến các con đường lớn, từ quán nhỏ đến nhà hàng cao cấp, khắp nơi đều có sự hiện diện của món ăn đặc sản này.

    Dù xuất phát của món cơm tấm ngày trước là dành cho người không có điều kiện, nhưng theo thời gian phát triển, cơm tấm đã trở thành món ăn quen thuộc của người Sài Gòn nói riêng và bạn bè quốc tế, toàn Việt Nam nói chung.

    Cơm tấm Sài Gòn bắt nguồn từ đâu?

    Trước đây, cơm tấm thường được ưa chuộng bởi người lao động hoặc sinh viên nghèo. Biệt danh "món cơm nhà nghèo" được gắn với cơm tấm bởi người ta thường sử dụng những hạt tấm thừa, hoặc những hạt gạo bể... để chế biến thành món cơm này. Gạo tấm thường ít nở và có giá thành rẻ hơn so với các loại gạo khác trên thị trường, vì vậy việc nấu cơm tấm cũng được xem là một cách để tiết kiệm chi phí

    Cạnh đó, trước khi là món ăn nhà nghèo, cơm tấm cũng thường xuất hiện thay cho gạo ở những người nông dân, công nhân nghèo tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, ở những năm không được mùa, phần lớn người dân nghèo không có đủ gạo để bán cũng như chi phí để mua gạo. Vì thế, tận dụng những hạt tấm để nấu cơm trở thành hình ảnh quen thuộc.

    Cơm tấm Sài Gòn ngay xưa

    Từ những hạt gạo vỡ ra trong quá trình xay xát, gạo tấm chứa rất nhiều dinh dưỡng nhờ có được lớp cám và phôi gạo. Hơn thế, ngày trước trong nhiều gia đình, gạo tấm luôn có sẵn trong bếp. Từ nguyên liệu này, món ăn đặc sản sài Gòn đã ra đời. Cơm tấm - sự kết hợp tuyệt vời giữa những hạt gạo bể và tinh túy của nghệ thuật chế biến.

    Xuất hiện lần đầu trong thời kỳ chế độ cũ, cơm tấm trở thành biểu tượng của sự sáng tạo và sự khéo léo trong việc tận dụng nguồn nguyên liệu. Nếu trước đó, người ta chỉ sử dụng gạo tấm để nấu cơm, thì ngày nay, cơm tấm đã trở thành nét đặc trưng ẩm thực riêng của người dân Việt Nam.

    Khi Việt Nam bước vào giai đoạn đô thị hóa vào nửa đầu của thế kỷ 20, hương vị đặc trưng của cơm tấm đã lan tỏa khắp các tỉnh thành ở miền Nam, đặc biệt là ở thành phố Sài Gòn. Từ lúc Sài Gòn trở thành điểm đến du lịch thu hút khách từ mọi miền đất nước và cả ngoại quốc, cơm tấm đã dần thay đổi để phù hợp với khẩu vị đa dạng của du khách. Từ việc sử dụng bát và đũa, cơm tấm cũng đã chuyển sang phục vụ trong đĩa và sử dụng muỗng, nĩa thay vì, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực mới mẻ và độc đáo.

    Cơm tấm Sài gòn

    Trong thời đại hiện đại, cơm tấm đã trở thành biểu tượng không thể thiếu của ẩm thực Sài Gòn là được xem là một trong những món đặc sản tại đây. Có câu ngạn ngữ thế này: "Người Sài Gòn ăn cơm tấm như người Hà Nội ăn phở" nhằm cho thấy cơm tấm Sài Gòn được yêu thích ra sao.

    Vào tháng 3 năm 2012, một bài viết trên trang tin CNN đã nhấn mạnh sức hấp dẫn của cơm tấm đường phố, một món ăn bình dân mà mọi người đều yêu thích. Đồng thời, vào ngày 1 tháng 8 cùng năm, Tổ chức Kỷ lục Châu Á đã chính thức công nhận cơm tấm Sài Gòn và chín món ăn khác từ Việt Nam lập kỷ lục mới về giá trị ẩm thực trên toàn châu Á

    Cơm tấm Sài Gòn có gì?

    Hình ảnh dĩa cơm sườn bì chả trứng hay những câu nói quen thuộc: "Cho em dĩa sườn chả", "cho con dĩa sườn bì chả", "cho chú dĩa sườn trứng",... đều là những hình ảnh, âm thanh dễ dàng bắt gặp ở bất cứ đâu tại Sài Gòn.

    Cơm tấm sườn bì chả trứng

    Một dĩa cơm tấm Sài Gòn truyền thống thường có những món ăn chủ đạo như: 1 chén cơm tấm, một miếng sườn nướng mọng nước nóng hổi, một phần bì heo, một phần chả cùng miếng trứng được chiên vàng giòn. Cạnh dĩa cơm sẽ có chén nước mắm chua ngọt đậm đà, một ít đồ chua, dưa leo hay cà chua cùng lớp mỡ hành thơm ngon. Tất cả cùng tạo nên dĩa cơm tấm Sài Gòn làm nhớ nhung biết bao người. Trong đó

    Gạo tấm

    Trên thị trường hiện nay, gạo tấm để nấu cơm tấm có vô vàn loại gạo khác nhau. Nhưng đặc điểm chung của gạo tấm là những hạt bị vỡ ra trong quá trình sàng lọc và xay xát gạo. Đây là một điểm vô cùng đặc biệt khiến cơm tấm không giống như những loại cơm bình thường. Tuỳ vào loại gạo mà tấm sẽ có những điểm khác biệt, có loại tấm dẻo, có loại tấm khô, có loại tấm tơi cơm cũng có loại tấm cho cơm cứng.

    Gạo tấm

    Giữa vô vàn các loại tấm, gạo tấm ST25 là phần gãy vụn và phôi của gạo ST25 - loại gạo Việt đầu tiên có được danh hiệu Gạo Ngon Nhất thế giới trong năm 2019 và 2023. Thuộc dòng gạo đặc sản thượng hạng nên tấm từ gạo ST25 có độ mềm và dẻo, có vị ngọt nhẹ, đặc biệt thơm dịu mùi lá dứa, chứa rất nhiều dinh dưỡng còn sót lại của gạo ST25.

    Miếng sườn nướng

    Một trong các quan trọng nhất của món cơm tấm không thể bỏ qua là miếng sườn nướng. Đây không chỉ là một phần thưởng thức mà còn là bí quyết "thần kỳ" mà các nhà làm cơm tấm Sài Gòn giữ kín. Miếng sườn được ướp đầy đủ các loại gia vị và hương liệu, tạo ra một hương vị thơm ngon, ngọt béo mềm mại không thể cưỡng lại.

    Cơm tấm sườn nướng

    Sườn được nướng trên lửa than hồng, từng giây từng phút thấm đều gia vị, phát ra mùi thơm nồng, với lớp thịt vàng óng, ngoài giòn trong mềm. Miếng thịt không khô, không bở, đều chín mà không bị cháy, tạo nên hương vị đặc trưng mà chỉ cần một hơi thở qua cũng đủ để nhận biết "mùi của cơm tấm".

    Chả trứng

    Khi thưởng thức món cơm tấm, chả trứng là một sự kết hợp tuyệt vời giữa thịt heo xay nhuyễn, trứng, miến, nấm hương, mộc nhĩ, hành lá và một chút gia vị tinh tế. Chả trứng được chế biến bằng cách hấp cách thủy và được cắt thành các miếng chữ nhật hoặc góc nhỏ hình tròn.

    cơm tấm chả

    Điều đặc biệt là mỗi miếng chả được phủ một lớp lòng đỏ trứng gà, không chỉ tạo ra một màu vàng đẹp mắt mà còn mang lại hương vị béo ngậy, thơm và vô cùng mềm. Để đạt được sự hoàn hảo của một miếng chả trứng ngon, đòi hỏi người làm phải có kỹ năng và khéo léo trong quá trình chế biến, từ việc điều chỉnh độ chín đều đặn, cho đến việc tạo ra hình dáng tròn vị mỹ mã.

    Khi kết hợp với chả và sườn, không có gì có thể thay thế được bì trong một bữa cơm tấm. Bì được làm từ da heo được rửa sạch, luộc đến vừa chín, sau đó thái thành sợi mảnh, vắt ráo nước và trộn cùng thính và một số gia vị phù hợp. Khi nhai miếng bì, vị thơm ngon, độ dai dai và sần sật chính là điều quan trọng nhất để tạo ra hương vị đặc trưng. Đồ chua kèm theo thường bao gồm củ cải, cà rốt thái sợi, dưa leo và cà chua cắt thành lát tròn hoặc dài

    cơm tấm bì

    Trứng ốp

    Trứng là một nguyên liệu quen thuộchầu hết trong các món ăn và thường xuất hiện nhiều trong các bữa sáng phương Tây. Tuy nhiên, trong dĩa cơm tấm, trứng có thể được biến tấu nhiều kiểu khác nhau, từ trứng ốp la, trứng lòng đào đến trứng được chiên thật chín, chín vàng giòn đều là những "mỹ vị" có một không hai khi ăn cùng cơm tấm. Ngoài món sườn bì chả, thì cơm tấm trứng cũng là một sự lựa chọn làm món cơm tấm Sài Gòn "chiếm trọn" những tín đồ ẩm thực.

    Cơm tấm trứng

    Nước mắm

    Không thể không nói, phần lớn cái ngon nhất của món ăn Việt đều nằm ở món chấm ăn kèm. Với chiều dài lịch sử đi cùng với các món mắm, nước mắm trong cơm tấm nhiều người gọi vui là "linh hồn của cơm tấm Sài Gòn". 

    Nước mắm cơm tấm

    Trong bát nước mắm ăn kèm sẽ gồm có: nước mắm, chanh, tỏi, ớt và đường được kết hợp với tỉ lệ hợp lý, tạo ra một hương vị chua ngọt, đậm đà mà vẫn vừa phải. Điểm độc đáo trong phong cách ẩm thực của người Sài Gòn là việc chan nước mắm trực tiếp lên đĩa cơm tấm và thưởng thức mà không chấm riêng.

    Ngoài những món ăn đặc trưng, ngày nay, đáp ứng theo nhiều nhu cầu khác nhau, cơm tấm còn có thể kết hợp với nhiều món ăn như: Lạp xưởng nướng, gà nướng, trứng kho….. nhằm đa dạng thêm hương vị cho món ăn này.

    Cơm tấm sài gòn

    Từ lâu, cơm tấm đã là biểu tượng của sự giản dị và thân thuộc với người dân Sài Gòn. Đến thăm đất này, không gì có thể thay thế được trải nghiệm thưởng thức hương vị đặc biệt của cơm tấm ít nhất một lần trong đời. Tuy hiện nay có rất nhiều quán cơm tấm ngon, nhưng thỉnh thoảng, cuối tuần vào bếp làm món cơm tấm đãi cả nhà sẽ là một lựa chọn rất đáng để thử.

    Gạo tấm ST25 - loại gạo đặc biệt cho bữa cơm ngon

    Khác với các dòng gạo tấm khác trên thị trường, gạo tấm ST25 bản chất từ loại gạo Ông Cua - Gạo ST25 ngon nhất thế giới khi nấu chín cho cơm ngon vừa đủ. Hạt tấm có màu trắng đục, khi thành cơm tấm có độ dẻo nhẹ, cơm tơi, xốp và có vị ngọt hâu, dù để nguội cũng không bị khô.. Đặc biệt, nhờ tính chất cơm tơi, không quá dẻo và không dính, gạo tấm ST25 là lựa chọn lý tưởng để thấm đều hương vị của nước mắm khi kết hợp với sườn, bì chả, tạo ra cơm thơm ngon và hấp dẫn.

    Cơm tấm ST25

    Với kích thước nhỏ do là những hạt gạo bị gãy từ hạt gạo nguyên, gạo tấm dễ tiêu thụ hơn, mềm hơn so với gạo nguyên hạt, giúp cơm thấm vị nhanh chóng và tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình nấu. Hơn nữa, giá thành thường rẻ hơn so với gạo nguyên hạt, phù hợp với mọi tầng lớp xã hội.

    Đặc biệt, từ dòng gạo ST25 nên gạo tấm cũng chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất như kali, canxi, carb... tốt cho sức khoẻ

    Hiện nay, gạo tấm ST25 đang được phân phối chính thức tại 3 cửa hàng uỷ quyèn chính hãng Gạo Ông Cua, TP.Hồ Chí Minh. Tại đây, cửa hàng uỷ quyền chính hãng gạo ST25 Ông Cua mở cửa từ thứ Hai đến thứ Bảy hàng tuần, sẵn sàng phục vụ khách hàng vào bất kỳ thời điểm nào.

    Cửa hàng uỷ quyền chính hãng Gạo Ông Cua

    Khi quý khách đến, đội ngũ nhân viên của chúng tôi tại Phương Nam sẽ nhiệt tình hướng dẫn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến gạo ST25 - Gạo Ông Cua hoặc bất kỳ vấn đề nào khác. Chúng tôi cam kết rằng cửa hàng uỷ quyền chính thức của Gạo Ông Cua Phương Nam luôn đặt lợi ích và ưu đãi tốt nhất cho khách hàng lên hàng đầu

    Có thể bạn quan tâm:

    ► Đặc sản vùng miền Việt Nam có gì?

    ► Gạo ST25 - đặc sản Sóc Trăng bao nhiêu tiền 1kg? Mua ở đâu?

    ► Các loại gạo lứt trên thị trường hiện nay

    Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT/Zalo: 0902 58 1717 (Anh Hiếu) - 0909 34 9988 (Anh Thành)

    CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM 

    (Giao hàng Tận nơi – nhanh chóng – chuyên nghiệp)

    Quận 3:  Kho – Cửa hàng:  453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM (Hướng dẫn đường đi: https://maps.app.goo.gl/G2Md3VCV5raHxw7n9)

    Quận 10: Showroom – Bán lẻ:  644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, P.14, Q.10, TP.HCM (Hướng dẫn đường đi: https://maps.app.goo.gl/4wQXPiTFPki3E1Qu7)

    TP. Thủ Đức: Điểm bán hàng:  Số 16 Đường 359 (Đỗ Xuân Hợp), KP5, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức (Q9 cũ), TP. HCM (Hướng dẫn đường đi: https://maps.app.goo.gl/HuBUJYhnfKieeyqY8 ) 

    Email: nongsansachphuongnam@gmail.com

    Facebook: https://www.facebook.com/phuongnamfood

    Zalo
    Hotline