Gạo Lứt

Giao hàng toàn quốc Gọi đặt hàng: 0902 581 717
Cốm gạo lứt mè đen

Cốm gạo lứt mè đen

Giá: Liên hệ
Còn hàng
Thêm giỏ hàng Mua ngay
 594 lượt xem
Bún gạo lứt tím than - Bún gạo đen Briêt (không nhuộm phẩm màu)

Bún gạo lứt tím than - Bún gạo đen Briêt (không nhuộm phẩm màu)

Giá: 55.000 VNĐ
Còn hàng
Thêm giỏ hàng Mua ngay
 2301 lượt xem
Bột gạo lứt - mè đen

Bột gạo lứt - mè đen

Giá: 55.000 VNĐ
Còn hàng
Thêm giỏ hàng Mua ngay
 1994 lượt xem
Gạo Mầm Vibigaba Nghệ - Hộp 1kg

Gạo Mầm Vibigaba Nghệ - Hộp 1kg

Giá: 77.000 VNĐ
Còn hàng
Thêm giỏ hàng Mua ngay
 1452 lượt xem
Gạo Mầm Vibigaba - Hộp 1kg

Gạo Mầm Vibigaba - Hộp 1kg

Giá: 77.000 VNĐ
Còn hàng
Thêm giỏ hàng Mua ngay
 1836 lượt xem
Gạo Lứt Tím Than Sóc Trăng  - Túi 2kg

Gạo Lứt Tím Than Sóc Trăng - Túi 2kg

Giá: 80.000 VNĐ
Còn hàng
Thêm giỏ hàng Mua ngay
 3578 lượt xem
Gạo lứt đỏ Sóc Trăng - Túi 2kg

Gạo lứt đỏ Sóc Trăng - Túi 2kg

Giá: 80.000 VNĐ
Còn hàng
Thêm giỏ hàng Mua ngay
 2145 lượt xem
Gạo Lứt Đỏ Điện Biên - Túi 1kg

Gạo Lứt Đỏ Điện Biên - Túi 1kg

Giá: 40.000 VNĐ
Còn hàng
Thêm giỏ hàng Mua ngay
 2001 lượt xem
Cơm Gạo Lứt Tím Nấu Sẵn Ms Slim - Cơm độ dưỡng

Cơm Gạo Lứt Tím Nấu Sẵn Ms Slim - Cơm độ dưỡng

Giá: 120.000 VNĐ
Còn hàng
Thêm giỏ hàng Mua ngay
 2771 lượt xem

     Hiện nay, gạo lứt tốt cho sức khoẻ không còn quá xa lạ với nhiều người, đặc biệt đối với những người có chế độ ăn đặc biệt. Trong gạo lứt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Nông Sản Phương Nam hiện đang là kho gạo lứt tại TPHCM với chất lượng và giá cả hợp lý nhất.

    Gạo lứt là gì?

    Gạo lứt là gạo được thu hoạch khi hạt lúa chỉ mới tách lớp vỏ trấu bên ngoài, vẫn giữ nguyên lớp cám và mầm gạo giàu dinh dưỡng. Khi lúa chín và được thu hoạch, hạt lúa được chia thành bốn phần. 

    Phần ngoài cùng là lớp vỏ trấu, tiếp đến là lớp cám, sau đó là mầm gạo (nơi mầm cây lúa sẽ nảy lên trong tương lai) và lớp tinh bột bên trong. Gạo lứt còn được biết đến với tên gọi gạo lức hoặc gạo nguyên cám.

    Mô phỏng hạt gạo lứt

    Mô phỏng hạt gạo lứt 

    Khi lúa chín mới thu hoạch, hạt lúa sẽ gồm đủ vỏ trấu, lớp vỏ cám (nơi quyết định màu sắc của hạt gạo), mầm gạo và lõi tinh bột. Khi tách bỏ lớp trấu, hạt lúa sẽ chuyển thành tên gọi gạo lứt, đây là công đoạn đầu tiên trong quá trình xay xát gạo.

    Tiếp đó, khi đã tách bỏ hết lớp trấu để tạo thành gạo lứt, nhiều người đã nhận ra, hàm lượng hoạt chất GABA (Gama Amino Butyric Acid) trong gạo lứt không cao. 

    Vì thế, nhiều nhà sản xuất đã thực hiện công đoạn "nảy mầm" để tăng hàm lượng hoạt chất GABA, giúp gạo lứt nổi bật hơn trong việc cải thiện sức khỏe như chống xơ vữa mạch máu, giảm căng thẳng, hỗ trợ giảm triệu chứng mất trí nhớ và nhiều hiệu quả khác. Ở công đoạn này, gạo lứt sẽ có tên gọi khác là "gạo mầm"

    Hoạt chất GABA

    Hoạt chất GABA thường có nhiều trong gạo lứt - gạo mầm

    Cạnh đó, nếu không làm hạt gạo lứt nảy mầm, nhiều nơi sẽ tiến hành công đoạn xay xát khác để loại bỏ một phần của lớp cám trên gạo lứt (Công đoạn này có thể giữ hoặc loại bỏ tùy theo yêu cầu của nhà sản xuất). Quá trình này giúp mầm gạo tách ra khỏi hạt gạo, không còn bám vào nữa. Công đoạn này được gọi là công đoạn xát đối và gạo này thường được gọi là gạo xát dối (nổi bật là gạo nương tím)

    Cuối cùng, hạt gạo lứt sau khi qua xay xát để loại bỏ lớp cám và mầm gạo, được làm sạch và đóng gói theo tiêu chuẩn yêu cầu của khách hàng để tạo ra sản phẩm cuối cùng, đây là loại gạo trắng thường thấy trên thị trường.

    Quy trình xay xát hạt gạo

    Quy trình xay xát hạt gạo

    Gạo lứt được biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào vùng miền và quốc gia. Tại Việt Nam, nó được gọi là "gạo lứt", "gạo lức", "gạo rằn", hoặc "gạo lật". Trong tiếng Anh, gạo lứt thường được biết đến với tên gọi là "brown rice". Ở một số khu vực khác, gạo lứt còn được gọi là "hulled rice", "unpolished rice", hoặc "cargo rice"

    Gạo lứt bao nhiêu 1kg?

    Gạo lứt trên thị trường có nhiều các sản phẩm khác nhau với mức giá phong phú, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của người tiêu dùng.

    Đặc biệt, giá gạo lứt có sẵn từ tầm trung đến tầm cao, cho phép khách hàng tự do lựa chọn theo sở thích và ngân sách của mình.

    Riêng giá các loại gạo lứt tại Nông Sản Sạch Phương Nam thường dao động từ 40.000 VNĐ đến 80.000 VNĐ trên thị trường, nhưng có thể có sự biến động nhỏ tùy thuộc vào thời điểm mua hàng.

    Các loại gạo lứt

    Sản phẩm gạo lứt  Giá bán (VNĐ)
    Gạo Lứt Tím Than Sóc Trăng - Túi 2kg 80.000đ
    Gạo Lứt Đỏ Sóc Trăng- Túi 2kg 80.000đ
    Gạo Lứt Đỏ Điện Biên- Túi 1kg 40.000đ
    Cơm Gạo Lứt Tím Ms Slim- Túi 135g (6 bánh cơm nhỏ) 120.000đ
    Bột Gạo Lứt Mè Đen- Túi 320g 55.000đ
    Bún Gạo Lứt- Túi 500g 55.000đ

     

    Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt

    Như đã biết, gạo lứt là loại gạo chỉ tách lớp vỏ trấu, giữ nguyên lớp cám và mầm gạo. Chính nhờ lớp "vỏ" này giúp gạo lứt giữ lại được rất nhiều chất dinh dưỡng cho sức khoẻ, trong đó có:

    Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt trong 100 g (3,5 oz)

    Năng lượng (Calo) 110 - 111
    Cacbohydrat 77,24 gam
    Đường 0,85 g
    Chất xơ 3,5 g
    Chất đạm (Protein) 7,85 g
    Chất béo 2,92 g
    Thiamin (Vitamin B1 ) 0,401 mg (35%)
    Riboflavin (vitamin B2) 0,093 mg (8%)
    Niacin (Vitamin B3 ) 5,091 mg (34%)
    Axit Pantothenic (Vitamin B5 ) 1,493 mg (30%)          
    Pyridoxin ( Vitamin B6 ) 0,509 mg (39%)
    Axit folic (vitamin B9 ) 20 g (5%)                            
    Canxi 23 mg (2%)
    Sắt 1,47 mg (11%)
    Magie 143 mg (40%)
    Mangan 3,743 mg (178%)
    Phốt pho 333 mg (48%)
    Kali 223 mg (5%)
    Natri  7 mg (0%)
    Kẽm 2,02 mg (21%)
    Nước 10,37g

     

    Gạo lứt

    Cạnh đó, màu sắc của hạt gạo lứt sẽ được quyết định bởi lớp vỏ cám nên tùy thuộc vào màu sắc ở lớp vỏ sẽ có những loại hoạt chất cùng vitamin khác nhau.

    Như lớp cám màu tím sẽ chứa nhiều hoạt chất anthocyanin phòng chống ung thư, thống phong, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Lớp cám màu đỏ sẽ chứa nhiều sắt, vitamin nhóm B, nhóm K bổ sung thiếu máu cùng phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm liên quan về huyết áp, lượng đường…

    Đặc biệt hơn, nếu mầm gạo được ủ lên mầm sẽ sản sinh thêm nhiều hoạt chất GABA (Gamma Acetyl Butyric Acid) giúp điều hoà hệ thần kinh, giảm stress, ngủ ngon và làm sạch lòng mạch máu...

    Mầm gạo

    Vì hàm lượng dinh dưỡng cao có trong gạo lứt nên từ lâu, gạo lứt hay gạo nguyên cám được xem là loại gạo rất tốt cho sức khoẻ và được áp dụng nhiều trong chế độ ăn uống lành mạnh hay người có chế độ ăn đặc biệt như ăn sạch, ăn kiêng, người bệnh tiểu đường…

    Các loại gạo lứt trên thị trường

    Sau khi tìm hiểu về gạo lứt, có thể thấy gạo lứt chỉ là trạng thái hạt gạo còn nguyên vỏ cám cùng mầm gạo. Trong đó, tuỳ vào màu sắc ở lớp vỏ cám sẽ quyết định loại gạo như: gạo lứt đỏ, gạo lứt tím, gạo lứt trắng, gạo lứt đen...

    Ngoài ra, dựa vào tỉ lệ tinh bột bên trong hạt gạo (amylose và amylopectin) sẽ được phân chia thành gạo lứt nếp hoặc gạo lứt tẻ

    Các loại gạo lứt trên thị trường

    2 cách phân biệt các loại gạo lứt

    Phân biệt gạo lứt dựa vào tinh bột

    Mỗi loại gạo được phân loại dựa vào hàm lượng tinh bột trong hạt gạo, chúng được chia thành hai loại chính: gạo lứt nếp và gạo lứt tẻ

    Tinh bột gạo bao gồm hai loại phân tử chính: amylose và amylopectin. Trong đó:

    Amylose (cứng) là phần của tinh bột có cấu trúc mạch thẳng, dễ vỡ khi nấu, tan vào nước và tạo thành các tảng cháy cứng ở đáy nồi cơm, kèm theo các hạt nguyên, khó tan hơn.

    ♦ Amylopectin (mềm) là phần của tinh bột có cấu trúc phân nhánh.

    Cấu trúc tinh bột trong gạo lứt

    Theo kỹ sư Hồ Quang Cua, cấu trúc của hạt gạo và tỷ lệ amylose và amylopectin ảnh hưởng đến độ cứng mềm của cơm. Ông đã chia sẻ rằng nếu tỷ lệ amylose trong gạo cao hơn, cơm sẽ càng cứng, và ngược lại, nếu tỷ lệ amylopectin cao hơn, cơm sẽ càng mềm. Dựa trên điều này, gạo có thể được phân loại thành hai loại chính:

    ☑️ Gạo nếp: Gạo có hàm lượng amylose dưới 6%

    ☑️ Gạo tẻ: Gạo có hàm lượng amylose trên 6%

    Qua đó có thể thấy

    Gạo lứt tẻ, tương tự như gạo trắng thông thường, loại gạo mà không loại bỏ lớp cám và mầm gạo. Đây là lựa chọn phổ biến trên thị trường hiện nay với hàm lượng chất dinh dưỡng, chất xơ, và khoáng chất cao, thích hợp cho các thực đơn "sống xanh".

    Gạo lứt nếp xuất phát từ các loại gạo nếp và vẫn giữ lại lớp cám cùng phôi mầm. Còn được biết đến với nhiều tên gọi như nếp than, nếp cẩm Tây Bắc, nếp nương, nếp ngỗng... Thường được ưa chuộng hơn gạo lứt tẻ vì có cảm giác mềm, dẻo hơn. Tuy nhiên, để ăn kiêng hiệu quả và duy trì sức khỏe, không nên chọn loại gạo lứt nếp

    • Gạo nếp lứt trắng – gạo lứt trắng tẻ

     phân biệt các loại gạo lứt

    • Gạo đỏ nếp – gạo đỏ tẻ

    phân biệt các loại gạo lứt

    • Gạo tím nếp – gạo tím tẻ

     

    phân biệt các loại gạo lứt

    Phân biệt gạo lứt dựa vào màu sắc

    Khi phân loại gạo lứt dựa trên màu sắc, có ba loại màu gạo lứt cơ bản có thể được nhắc đến

    3 loại gạo lứt cơ bản

    Gạo lứt trắng

    Gạo lứt trắng được sản xuất từ các giống lúa thông thường hoặc đặc sản, không phải là cây lúa thảo dược hoặc lúa màu. Lớp cám trên gạo lứt trắng thường có màu vàng, được phân biệt với các loại gạo lứt thảo dược có cám màu đỏ hoặc tím. Phần lớn người tiêu dùng ưa chuộng gạo lứt trắng vì chúng thường được làm từ loại gạo mềm, ít dẻo. Gạo lứt trắng nếp cũng thường được sử dụng trong các món xôi, chè, nếp...

    Gạo lứt trắng

    Gạo lứt trắng chứa nhiều vitamin và mầm gạo cung cấp hoạt chất GABA tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, lượng GABA sẽ tăng lên đáng kể khi hạt gạo được nảy mầm. Điều này tạo ra giá trị đặc biệt cho gạo lứt trắng, thường được sử dụng nảy mầm để tăng thêm tính năng từ gạo.

    Gạo lứt đỏ

    Gạo lứt đỏ thuộc các giống lúa có màu đỏ, là loại hạt gạo trong trạng thái lứt, màu đỏ xuất phát từ chất sắt trong lớp cám. Phần lớn gạo lứt đỏ có lớp cám đỏ bên ngoài và phần lõi bên trong là tinh bột màu trắng. 

    Lớp cám chứa rất nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là chất sắt có lợi cho tim mạch, cũng như mầm gạo GABA. Tuy nhiên, gạo lứt đỏ ít được sử dụng để nảy mầm do quá trình ngâm có thể làm mất một phần dinh dưỡng từ gạo.

    Gạo lứt đỏ

    Gạo lứt đỏ thường được biết đến qua các tên như Gạo lứt đỏ Sóc Trăng, gạo Huyết Rồng, Gạo đỏ Điện Biên, và gạo Ngọc Đỏ Hương Dứa.

    Gạo lứt đen

    Gạo lứt đen thuộc giống lúa có màu tối, khi bóc tách lớp vỏ trấu thì phôi mầm và lớp cám màu tím đậm vẫn được giữ nguyên, tạo ra hình ảnh màu đen đậm hoặc tím đậm. Đây thường được gọi là gạo lứt đen. Lớp vỏ tím thường chứa nhiều hoạt chất anthocyanin, giúp phòng chống ung thư, tiểu đường và cải thiện sức khỏe.

    Gạo lứt đen

    Trên thị trường, có hai loại gạo lứt đen, gạo lứt đen đậm và đen tím ít đậm, gây hiểu nhầm cho khách hàng. Tùy vào cách gọi và đặc tính gạo lứt tẻ hoặc lứt nếp mà có những loại gạo đen khác nhau.

    Gạo lứt đen thường được biết đến qua các tên như Gạo lứt đen (có hạt gạo đen đậm, lớp vỏ đen và ruột cơm màu trắng, thuộc dạng gạo lứt nếp) và gạo lứt tím than Sóc Trăng (thuộc nhóm gạo lứt tẻ).

    Tuy nhiên, trên thị trường ngày nay, có nhiều sự nhầm lẫn về tên gọi của các loại gạo, không chỉ trong việc đặt tên như "gạo lứt," "gạo xát đối," hoặc "gạo trắng," mà còn về tính chất (nếp hoặc tẻ) và màu sắc (đỏ, đen, trắng, mầm, đồ, v.v.).

    Tìm hiểu các loại và tên gạo lứt trên thị trường

    10 Tác dụng của gạo lứt đối với sức khoẻ

    Gạo lứt là loại gạo đã được tách lớp vỏ trấu, giữ lại nhiều chất dinh dưỡng hơn so với gạo trắng thông thường. Điều này khiến gạo lứt trở thành một thực phẩm giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Dưới đây là các tác dụng của gạo lứt:

    Giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể

    ✔️ Gạo lứt cung cấp chất xơ tan trong nước, đặc biệt là beta-glucan, giúp hấp thụ cholesterol từ thức ăn và giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu.

    ✔️ Chất xơ có trong gạo lứt cũng hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và rối loạn chuyển hóa.

    Kiểm soát cân nặng tốt hơn

    ✔️ Gạo lứt giàu dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho cơ thể và giữ cho cảm giác no lâu hơn, giảm thiểu cảm giác thèm ăn – một trong những nguyên nhân chính gây tăng cân. Bằng cách thêm gạo lứt vào chế độ ăn uống, bạn có thể kiểm soát và duy trì cân nặng ổn định.

    ✔️ Gạo lứt cũng có thể hỗ trợ lấy lại vóc dáng khoẻ bằng cách kích thích quá trình chuyển hóa chất béo và tăng cường trao đổi chất; điều này không chỉ cân bằng lượng đường trong máu mà còn giúp cơ thể loại bỏ độc tố và chất cặn từ ruột.

    Kiểm soát cân nặng tốt hơn

    Đối với hệ thần kinh

    ✔️ Trong gạo lứt chứa lượng lớn các loại vitamin B6, B1 và B3, những dưỡng chất này có vai trò then chốt trong việc hỗ trợ hoạt động hiệu quả của hệ thần kinh.

    Giảm rủi ro mắc bệnh tiểu đường

    ✔️ Gạo lứt có chỉ số Insulin gắn với các loại thức ăn thấp, giúp kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

    ✔️ Chất xơ có trong gạo lứt đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của đường huyết và ngăn chặn sự tăng đột ngột của đường trong cơ thể.

    Nâng cao sức khỏe miễn dịch cho cơ thể

    ✔️ Gạo lứt là một nguồn giàu vitamin và khoáng chất như vitamin E, nhóm vitamin B (B1, B2, B3, B6, B9, B12), kẽm và seleni, giúp củng cố hệ miễn dịch, bảo vệ hệ tim mạch, kích thích sự minh mẫn và sảng khoái của tinh thần, cũng như bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh

    Hệ miễn dịch khoẻ mạnh

    Phòng ngừa bệnh nguy hiểm

    ✔️ Trong gạo lứt rất giàu chất chống oxy hóa như anthocyanin và quercetin, có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể.

    ✔️ Ngoài ra, gạo lứt cũng chứa selen, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ung thư.

    Hỗ trợ sức khoẻ xương khớp

    ✔️ Gạo lứt là nguồn giàu canxi, magiê, kẽm và kali – bốn dưỡng chất quan trọng trong việc hình thành, phát triển và bảo vệ sức khỏe của hệ xương khớp. Những dưỡng chất này giúp giảm cảm giác mệt mỏi, đau nhức xương khớp, cột sống và đặc biệt là hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương. 

    ✔️ Gạo lứt cung cấp một lượng đáng kể của cả bốn dưỡng chất này, giúp tăng cường sức khỏe xương và giảm rủi ro của bệnh loãng xương.

    Hệ xương khớp khoẻ mạnh

    Đem lại hệ tiêu hóa khoẻ mạnh

    ✔️ Lớp vỏ cám của gạo lứt chứa một lượng lớn chất xơ, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, đặc biệt là trong việc phòng và điều trị táo bón. Lượng chất xơ trong 100g gạo lứt là 3,5g, gấp đến 6 lần so với gạo trắng. Sự hiện diện của chất xơ đặc biệt này không chỉ giúp điều trị táo bón mà còn giảm mùi hôi cơ thể.

    ✔️ Gạo lứt cũng có khả năng hấp thụ nước tốt, giữ cho đường tiêu hoá được duy trì ở mức độ ẩm lý tưởng.

    Do đó, gạo lứt không chỉ là một nguồn dinh dưỡng phong phú mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bằng cách bổ sung gạo lứt vào chế độ ăn hàng ngày, bạn có thể tận dụng hoàn toàn các lợi ích này và duy trì một lối sống khỏe mạnh.

    Cách nấu cơm gạo lứt

    Sử dụng nồi cơm điện có chế độ để nấu gạo lứt

    🍚 Bước 1: Vo sơ gạo bằng nước để loại bỏ bụi bẩn, không cần ngâm gạo trước khi nấu.

    🍚 Bước 2: Đong gạo và nước theo tỷ lệ 1 chén gạo: 2 chén nước.

    🍚 Bước 3: Lau khô nồi cơm và chọn chế độ nấu gạo lứt. Khi nồi cơm chín, để cơm nghỉ trong khoảng 10-15 phút để cơm thấm đẫm nước hoàn toàn, tạo ra một cơm mềm và thơm ngon.

    Cơm gạo lứt tím

    Sử dụng nồi cơm điện thông thường

    🍚 Bước 1: Vo sơ gạo, sau đó ngâm gạo trong nước ấm khoảng 30-40 phút trước khi nấu (nhưng không quá lâu để tránh mất chất dinh dưỡng).

    🍚 Bước 2: Đong gạo với tỷ lệ 1 chén gạo đong với 1.5 chén nước, sau đó bật chế độ nấu cơm.

    🍚 Bước 3: Khi nồi cơm nhảy nút, để nó nguội khoảng 10-15 phút, sau đó mở nắp nồi, xới đều cơm lên, thêm 0.5 chén nước và trộn đều. Bật chế độ nấu thêm một lần nữa để gạo lứt được chín đều. Cơm sẽ trở nên mềm và thơm ngon hơn.

    Cơm gạo lứt Điện Biên

    Sử dụng nồi áp suất để nấu gạo lứt

    🍚 Bước 1: ngâm gạo trong nước lạnh trong khoảng 30 phút hoặc nước ấm trong khoảng 15 phút.

    🍚 Bước 2: Vo sơ gạo

    🍚 Bước 3: đổ gạo vào nồi áp suất, đậy nắp lại, bật nút áp suất và thiết lập thời gian nấu dựa vào trọng lượng gạo. 

    Ví dụ: nếu bạn nấu 120g gạo, bạn có thể đặt thời gian nấu là 15 phút, với thời gian giảm áp suất khoảng 5 phút. Đối với lượng gạo nhiều hơn, như 300 - 500g, bạn có thể chọn thời gian nấu từ 22 đến 8 phút, với thời gian giảm áp suất khoảng 10 phút.

    🍚 Bước 4: Khi cơm đã chín, hãy gạt nút áp suất để giảm hết áp suất và sau đó mở nắp nồi, sẵn sàng thưởng thức cơm gạo lứt thơm ngon

    Nhớ rằng thời gian nấu cơm có thể thay đổi tùy thuộc vào loại nồi và cường độ lửa của bạn. Hãy thử nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

    Khi nấu gạo lứt đúng cách, bạn sẽ được thưởng thức hương vị tuyệt vời và thơm ngon cùng những lợi ích dinh dưỡng mà loại gạo này mang lại.

    Nồi nấu gạo lứt

    Top 10+ món ngon từ gạo lứt cho bữa ăn eatclean

    Cơm gạo lứt trộn

    Cơm gạo lứt trộn - một món ăn ngon và tiện lợi cho ngày "sống xanh ăn sạch". Gạo lứt được trộn cùng hạt điều, hành phi, hành tây, rau mùi, hành lá, nước mắm, dầu mè và gia vị, tạo ra hương vị đặc biệt.

    Thường ăn kèm với rau sống như dưa leo, cà chua, cà rốt và thịt nướng hoặc trứng chiên. Cơm gạo lứt trộn kết hợp hài hòa giữa hương vị thơm của gạo lứt và hương vị đậm đà của các nguyên liệu khác. Ngoài ra, có thể trộn cùng các món ăn khác để tăng thêm hương vị món ăn

    Cơm gạo lứt trộn

    Trà gạo lứt

    Không chỉ là một nguồn dinh dưỡng phong phú, gạo lứt còn xuất hiện trong thức uống. Trà gạo lứt, đặc biệt khi phối hợp cùng đậu đỏ hoặc mật ong, tạo nên một kết hợp hoàn hảo với hương vị thơm ngon đặc trưng.

    Trà gạo lứt

    Sữa gạo lứt

    Sữa gạo lứt - một lựa chọn thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Bằng cách xay nhuyễn gạo lứt và kết hợp với nước, sữa gạo lứt mang lại hương vị ngọt tự nhiên và dồi dào dinh dưỡng. Đây là một sự thay thế hoàn hảo cho sữa động vật đối với những người ăn chay hoặc có dị ứng với sữa động vật.

    Sữa  gạo lứt

    Cơm gạo lứt muối mè

    Một món ăn đơn giản, dân dã và vô cùng tiện lợi khi ăn gạo lứt không thể bỏ qua. Vị mằn mặn của muối cùng với độ bùi của đậu phộng cộng thêm độ thơm của mè rang khiến cho mọi người rất thích thú khi ăn món cơm gạo lứt muối mè

    Cơm gạo lứt muối mè

    Cơm gạo lứt cuộn (kimbap gạo lứt)

    Món Kimbap Gạo lứt được làm từ cơm gạo lứt đã chín, thêm dầu mè và muối, sau đó phủ mỏng lên tờ rong biển. Bạn có thể thêm các nguyên liệu như cà chua, trứng chiên, thịt băm, cà rốt, rau sống... Cuối cùng, cuộn chặt lại và cắt thành từng miếng phục vụ. Đây là một món ăn ngon, bổ dưỡng và tiện lợi.

    Cơm gạo lứt cuộn

    Salad cơm gạo lứt

    Salad gạo lứt là một món ăn thanh mát và dinh dưỡng, phù hợp cho ngày nắng. Gạo lứt đã chín và nguội được trộn với cà chua, dưa chuột, cà rốt, rau mùi và hành tây.

    Thêm hạt rang, hạt điều hoặc gia vị như dầu ô liu, nước mắm, chanh và tỏi để tăng thêm hương vị. Đơn giản nhưng đầy đủ dinh dưỡng và thơm ngon.

    Salad cơm gạo lứt

    Cháo gạo lứt

    Cháo gạo lứt là một món ăn ngon và bổ dưỡng được chế biến từ gạo lứt, với hương vị đậm đà và giàu dinh dưỡng, kết hợp cùng nhiều nguyên liệu như thịt gà, thịt lợn, hoặc rau củ, cháo gạo lứt là một sự lựa chọn lý tưởng cho bữa ăn sáng hoặc bữa ăn nhẹ trong ngày

    Cháo gạo lứt

    Bánh chưng Gạo lứt

    Bánh chưng Gạo lứt là một biến thể mới và dinh dưỡng của bánh chưng truyền thống trong ngày Tết Việt Nam. Sử dụng gạo lứt thay vì cơm trắng, bánh chưng này mang hương vị đặc trưng của gạo lứt kết hợp với gia vị và thịt. 

    Một lựa chọn ngon miệng và giàu dinh dưỡng cho những ngày "thèm" bánh chưng mà đang trong giai đoạn "ăn sạch"

    Bánh chưng gạo lứt

    Sữa chua gạo lứt

    Sữa chua gạo lứt là một sự kết hợp độc đáo giữa sự bổ dưỡng của gạo lứt và lợi ích sức khỏe của sữa chua. Với hương vị đặc trưng của gạo lứt và sự bổ sung của vi khuẩn probiotic từ sữa chua, món này không chỉ ngon miệng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.

    Sữa chua gạo lứt

    Chè gạo lứt

    Chè Gạo lứt, một món truyền thống Việt Nam, mang hương vị ngọt ngào và thơm lừng. Gạo lứt nấu chín, ninh cùng nước đường và nước cốt dừa tạo ra nước chè đặc biệt. 

    Thêm thạch, trái cây hoặc đậu phộng rang để tăng hương vị và thú vị. Một lựa chọn tráng miệng hoàn hảo sau bữa ăn hoặc trong những ngày hè nóng bức

    Chè gạo lứt

    Phở gạo lứt

    Phở Gạo lứt là một biến thể mới và dinh dưỡng của món phở truyền thống. Thay vì sử dụng bánh phở truyền thống, Gạo lứt được nấu chín và cắt thành những sợi nhỏ để tạo thành một phiên bản độc đáo và mới lạ của món ăn này.

    Phở gạo lứt

    Bột gạo lứt mè đen

    Bột gạo lứt mè đen là sự kết hợp giữa hai nguồn nguyên liệu dinh dưỡng. Thông thường, loại bột này thường được pha trộn với sữa để tạo ra một loại bột dùng cho bữa sáng hoặc bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Điều này giúp cung cấp nhiều dưỡng chất và tăng cường sức khỏe cũng như giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

    Bột gạo lứt mè đen

    Bánh gạo lứt

    Bánh gạo lứt là một sự kết hợp tuyệt vời giữa hương vị thơm ngon của gạo lứt và sự béo bùi cùng với các loại hạt. Với thành phần dinh dưỡng từ gạo lứt, bánh này không chỉ ngon miệng mà còn bổ dưỡng cho sức khỏe.

    Bánh gạo lứt

    Bún gạo lứt

    Bún gạo lứt là một lựa chọn ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng, được làm từ gạo lứt xay thành bột và được kéo sợi thành bún. Với hương vị đặc trưng của gạo lứt và tính dễ tiêu hóa, bún gạo lứt là một món ăn phổ biến trong ẩm thực Việt Nam và được nhiều người ưa chuộng

    Bún gạo lứt

    Bánh tráng gạo lứt

    Bánh tráng gạo lứt là một biến thể mới mẻ và bổ dưỡng của bánh tráng truyền thống, được làm từ gạo lứt. Với lớp bánh mỏng và giòn cùng hương vị đặc trưng của gạo lứt, bánh tráng này là một lựa chọn lý tưởng rất tốt thay cho bánh tráng thông thường

    Bánh tráng gạo lứt

    Gạo lứt sấy

    Gạo lứt sấy là một sản phẩm được chế biến từ gạo lứt thông qua quá trình sấy khô để loại bỏ độ ẩm. Với quá trình này, gạo lứt giữ được hương vị tự nhiên và giữ lại nhiều chất dinh dưỡng.

    Gạo lứt sấy

    Cách bảo quản gạo lứt

    💡 Nên bảo quản gạo lứt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi tối tăm, chuột bọ

    💡 Gạo lứt đỏ sẽ bảo quản được lâu hơn so với gạo lứt đen (gạo lứt tím) do lớp cám màu đỏ có tính sát trùng cao hơn so với gạo lứt đen nên ít khi bị mốc

    💡 Đối với cơm gạo lứt khi nấu dư, nên sử dụng trong thời gian sớm nhất để gạo vẫn giữ nguyên được hàm lượng dinh dưỡng. Trong trường hợp nấu nhiều gạo lứt sử dụng cho cả tuần, cách bảo quản gạo lứt đã nấu là nên chia nhỏ phần cơm, bảo quản trong giấy nến rồi bọc lại bằng giấy bạc, sau đó bỏ vào ngăn đông tủ lạnh. Khi ăn, chỉ cần bỏ phần giấy bạc và hấp lại trong lò vi sóng (còn nguyên giấy nến) hoặc hấp cách thuỷ.

    [CHIA SẺ] CÁCH BẢO QUẢN CƠM GẠO LỨT ĐẢM BẢO ĂN ĐƯỢC CẢ TUẦN

    💡 Tuy nhiên, để cơm gạo lứt luôn thơm ngon mỗi ngày mà vẫn giữ nguyên nhiều giá trị từ gạo, nên nấu lượng cơm vừa đủ để ăn, tránh tình trạng dư thừa.

    Một phương án khác để sử dụng gạo lứt lâu hơn không thể bỏ qua cơm gạo lứt tím nấu sẵn  Ms Slim, một sản phẩm được nấu chậm trong vòng 36 giờ bằng công nghệ của Nhật Bản và bảo quản với màng tế bào từ Mỹ. 

    Cơm gạo lứt nấu sẵn ms Slim

     

    Được bảo quản trong tủ đông đến 1 năm, chỉ cần làm nóng lại bằng lò vi sóng trong 4-5 phút hoặc hấp bằng cách thuỷ trong 10 phút, cơm gạo lứt tím sẽ trở nên nóng hổi, mềm mại và ngon miệng như mới nấu. Sản phẩm cơm gạo lứt tím nấu sẵn Ms Slim không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và tiện lợi mà còn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và hương vị tuyệt vời.

    Những điều cần lưu ý khi sử dụng gạo lứt

    Ai không nên ăn gạo lứt

    ❌ Gạo lứt, mặc dù giàu dưỡng chất, nhưng không phải là lựa chọn tốt cho mọi người. Những trường hợp sau đây cần hạn chế tiêu thụ gạo lứt:

    ❌ Người có vấn đề về tiêu hóa, nhất là sau khi phẫu thuật đường tiêu hóa: Chất xơ trong gạo lứt có thể gây áp lực thêm cho hệ tiêu hóa yếu, không nên tiêu thụ gạo lứt nhiều.

    enlightened BỊ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY ĂN GẠO LỨT ĐƯỢC KHÔNG?

    ❌ Người có hệ miễn dịch suy yếu: Việc tiêu thụ nhiều gạo lứt có thể làm giảm hấp thụ protein và chất béo, gây hại cho hệ miễn dịch.

    ❌ Người mắc bệnh thận cũng cần hạn chế tiêu thụ gạo lứt.

    Ăn gạo lứt tốt như thế nào?

    Do gạo lứt chứa rất nhiều chất xơ, dinh dưỡng cùng nhiều khoáng chất nên rất tốt cho cơ thể nếu có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, ngoài ra, gạo lứt còn:

    ✔️ Tốt cho tim mạch

    ✔️ Hỗ trợ giữ gìn vóc dáng mong muốn

    ✔️ Dùng được cho người dị ứng gluten

    ✔️ Tăng cường sức khỏe xương khớp

    ✔️ Nâng cao hoạt động gan

    ✔️ Bảo vệ tế bào khỏi sự tác động của gốc tự do

    ✔️ Hỗ trợ hệ thống thần kinh

    ✔️ Ngừa bệnh ung thư đại tràng

    Gạo lứt ST đỏ

    Ăn gạo lứt thế nào là đúng cách?

    ❌ Gạo lứt do còn lớp cám và mầm nên khá cứng và cần nấu lâu mới chín. Khi ăn, nhai kỹ trước khi nuốt để tránh khó tiêu.

    ❌ Gạo lứt chỉ tốt cho sức khỏe nếu đảm bảo sạch và không chứa chất hóa học hoặc bảo quản.

    ❌ Hạn chế ăn gạo lứt từ 2-3 lần/tuần, sử dụng quá nhiều có thể gây phản tác dụng và không đem lại nhiều lợi ích.

    ❌ Tránh ăn gạo lứt thường xuyên cho trẻ em, người cao tuổi, người yếu, phụ nữ mang thai để tránh thiếu chất dinh dưỡng và gây hại cho sức khỏe.

    ❌ Lưu ý kết hợp gạo lứt với chế độ ăn uống cân đối, bao gồm rau cải, thịt, hải sản và thực phẩm khác để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất. Nếu có vấn đề sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

    Mâm cơm gạo lứt tím sóc trăng

    Nên ăn bao nhiêu gạo lứt 1 ngày?

    Việc tiêu thụ gạo lứt quá nhiều có thể gây hại do chứa asen tiềm ẩn, tuy nhiên, ăn một lượng vừa phải vẫn cung cấp dưỡng chất cần thiết, giúp duy trì cân nặng, kiểm soát đường huyết và bảo vệ tim mạch.

    Bắt đầu khẩu phần ăn với khoảng 55g gạo lứt để cơ thể dần quen. Kết hợp gạo trắng và gạo lứt trong chế độ ăn uống sẽ tạo sự cân bằng nếu bạn muốn tiêu thụ nhiều hơn.

    Có loại gạo lứt nấu lâu từ 45 phút và loại nấu nhanh chỉ 20-30 phút. Kết hợp gạo lứt với rau, thịt và đậu sẽ tạo ra một bữa ăn cân đối và bổ dưỡng hơn.

    enlightened Có nên ăn gạo lứt hàng ngày không? Ăn gạo lứt có lợi ích gì?

    Top các sản phẩm gạo lứt được nhiều người lựa chọn hiện nay

    Gạo lứt ST25 nảy mầm giàu chất GABA

    ✅ Gạo mầm ST25 của kỹ sư Hồ Quang Cua, với chất GABA cao (82,4mg/kg), mang lại cơm mềm, dễ nấu và dễ ăn, phù hợp cho người già. 

    ✅ Theo bác sĩ Lương Lễ Hoàng, GABA giúp ổn định đường huyết, giảm stress, và tốt cho tiêu hóa, là lựa chọn hàng đầu của người muốn duy trì sức khỏe và ngủ ngon.

    Gạo lứt mầm ST25

    Gạo mầm Vibigaba

    ✅ Gạo mầm Vibigaba, sản phẩm của Tập đoàn Lộc Trời, là kết quả của nghiên cứu và lai tạo từ gạo lứt. Gạo này có hàm lượng GABA cao gấp 6-10 lần so với gạo lứt thông thường, mang lại cơm mềm, dễ nấu và thích hợp cho mọi người, đặc biệt là người bệnh tiểu đường.

    ✅ Sự xuất hiện của Vibigaba đã giải quyết một phần nỗi lo của người bệnh tiểu đường về việc tăng đường huyết sau khi ăn cơm, cũng như làm thay đổi quan điểm của nhiều người về gạo lứt, từ đó mang lại nhiều lợi ích như ổn định đường huyết, giảm stress và tăng cường hệ tiêu hoá.

    gạo mầm vibigaba

    Gạo lứt tím than Sóc Trăng

    ✅ Gạo lứt tím than Sóc Trăng là sản phẩm lai tạo từ lúa cẩm Hà Giang và lúa thơm Sóc Trăng từ kỹ sư Hồ Quang Cua. 

    ✅ Cơm sau khi nấu rất mềm, dễ ăn, đặc biệt phù hợp cho người lớn tuổi. 

    ✅ Gạo này được biết đến với nhiều công dụng, như phòng chống ung thư, làm sạch lòng mạch máu và giúp người bệnh tiểu đường ăn no không lo tăng đường huyết.

    Gạo lứt tím than Sóc Trăng

    Cơm gạo lứt tím nấu sẵn Ms Slim

    ✅ Cơm gạo lứt tím nấu sẵn Ms Slim được chế biến theo công nghệ Nhật Bản và bảo quản bằng công nghệ bọc tế bào Mỹ để giữ nguyên chất dinh dưỡng. 

    ✅ Cơm được đóng gói bằng giấy Nhật, khi làm nóng không cần rã đông, rất tiện dụng và phù hợp cho người lớn tuổi và những người bận rộn.

    ✅ Không chỉ tiện lợi và tiết kiệm thời gian, cơm gạo lứt tím nấu sẵn còn giữ nguyên dinh dưỡng từ gạo lứt tím than

    Cơm gạo lứt tím nấu sẵn Ms Slim

    Gạo lứt đỏ Sóc Trăng

    ✅ Gạo lứt đỏ Sóc Trăng là sản phẩm từ lúa đỏ Sóc Trăng, được lai tạo bởi nhóm kỹ sư Hồ Quang Cua từ giống lúa Huyết Rồng và các giống lúa thơm ST1-ST3, tạo ra cơm mềm và dễ nấu. 

    ✅ Đặc điểm nổi bật là không cần ngâm trước khi nấu. 

     Gạo này có nhiều công dụng, như bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, hỗ trợ sức khỏe xương và cơ, kiểm soát đường huyết, tăng cường sắt, và cải thiện hệ tiêu hoá.

    Gạo lứt đỏ Sóc Trăng

    Gạo lứt đỏ Điện Biên

    ✅ Gạo lứt đỏ Điện Biên là loại gạo đặc sản từ vùng Tây Bắc, có lớp cám dày và cơm mềm thơm đặc trưng. 

    ✅ Không cần ngâm trước khi nấu, cơm mềm phù hợp cho người lớn tuổi và răng yếu. 

    ✅ Gạo này có nhiều công dụng, như phòng chống xơ vữa động mạch, kiểm soát đường huyết, bổ sung sắt, và hỗ trợ hệ tiêu hoá.

    Gạo lứt đỏ Điện Biên

    Những câu hỏi thường gặp về gạo lứt

    Gạo nương tím là gạo lứt đúng không?

    Gạo nương tím không phải là gạo lứt, mà chỉ là gạo xát dối, còn gạo lứt tím than tiếp tục qua máy xay xát để loại bỏ lớp cám và mầm gạo.

    Gạo nương tím

      Gạo huyết rồng có phải là gạo lứt đỏ Sóc Trăng không? 

    Gạo lứt đỏ ST không phải là gạo huyết rồng. Gạo lứt đỏ là lúa trồng ở vùng đất phèn, có hạt đỏ, một số được chọn ra trồng riêng thành giống Huyết rồng, cho cơm cứng và khô. 

    Gạo đỏ Sóc Trăng được lai tạo từ lúa Huyết rồng và giống lúa thơm ST1 và ST3 để tạo ra gạo đỏ thơm mềm phục vụ sức khỏe. Cơm gạo lứt ST đỏ có hương thơm đặc trưng và vị ngọt khi nấu vừa nước, khác với cơm từ gạo huyết rồng có vị nhạt.

    Gạo lứt huyết rồng

     Gạo nếp than có phải là gạo lứt tím than không? 

    Không, gạo lứt tím than là gạo tẻ và gạo nếp than là nếp tím. Gạo tẻ tím không có vị nhẫn của nếp tím, phù hợp cho người giảm cân, ăn kiêng. 

    Màu tím bắt đầu tích luỹ ở giai đoạn cuối của lá, giữ "vị thuốc" trong lớp cám nên không bóc bỏ lớp lứt bên ngoài.

    Gạo lứt tím than

    Gạo lứt là loại gạo 6 tháng đúng không?

    Theo kỹ sư Hồ Quang Cua, gạo lứt không thuộc mùa vụ 6 tháng, đặc biệt là gạo đỏ và gạo tím. 

    Ngày nay, ít nông dân trồng giống gạo 6 tháng do nhiễm sâu bệnh. Sau lai tạo giống từ mười năm trước, mùa vụ chỉ còn 4 tháng. Gạo lứt tím và đỏ được trồng kết hợp với 2 vụ lúa khác trong năm.

    Lúa gạo lứt

     Gạo lứt đen và gạo lứt tím than là một loại? 

    Gạo lứt đen và gạo lứt tím than là 2 loại khác nhau. Phần lớn, gạo lứt đen trên thị trường dễ bị nhầm lẫn sang gạo lứt nếp (nếp than, nếp cẩm, lứt đen dẻo...) và có hàm lượng amylopectin cao nên cho cơm vô cùng dẻo mềm. 

    Còn gạo tím than thuộc dòng gạo lứt tẻ, có hàm lượng amylose cao, cho cơm mềm dẻo nhẹ và có hiệu quả phòng bệnh tốt hơn.

    Gạo lứt đen và gạo lứt đỏ loại nào tốt hơn?

    Gạo lứt đen hoặc đỏ đều mang lại những hiệu quả tốt nhờ chất xơ và chất đạm. Tuy nhiên, tuỳ vào nhu cầu sẽ phù hợp hơn với từng người. Như gạo lứt đỏ sẽ giàu chất sắt hơn, cho cơm mềm, có độ tơi trong khi gạo lứt đen chứa rất nhiều chất anthocyanin, cơm mềm dẻo và rất thơm.

    Cơm gạo lứt tím và cơm gạo lứt đỏ

    Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, kiên nhẫn để đạt kết quả mong muốn, tránh việc thử nghiệm một lần và hy vọng có kết quả ngay.

    Nguồn: Nông Sản Phương Nam 

    Mua gạo lứt ở đâu đảm bảo và uy tín?

    Để lựa chọn đúng các loại gạo lứt, khách hàng nên tìm đến những đơn vị, thương hiệu gạo lứt lâu đời trên thị trường để mua được chính xác loại gạo lứt theo nhu cầu. Ngoài ra, khách hàng có thể tìm đến công ty Cổ phần Lương thực Phương Nam để được tư vấn chi tiết về các sản phẩm cũng như giá gạo lứt.

    Với quá trình kinh doanh hơn 10 năm cùng kỹ sư Hồ Quang Cua và là nhà phân phối gạo Hạt Ngọc Trời trên toàn quốc, các sản phẩm gạo lứt mà Phương Nam cung cấp có thể kể đến: gạo lứt tím than chính gốc Sóc Trăng, gạo lứt Sóc Trăng đỏ, gạo lứt đỏ điện biên, gạo lứt ST25 nảy mầm giàu chất GABA, gạo mầm Vibigaba...

    »  ĐẶT HÀNG NGAY «

    Tất cả sản phẩm được Phương Nam phân phối đều có giấy xác nhận phân phối, chính hãng từ nhà cung cấp, đảm bảo gạo sạch - an toàn - chính gốc đến người tiêu dùng. Ngoài ra còn có các sản phẩm từ gạo lứt có thể kể đến như: Bột gạo lứt - mè đen, bún gạo lứt tím, cơm gạo lứt tím nấu sẵn Ms Slim,… 

    CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM 

    Cửa hàng gạo st25

    (Giao hàng Tận nơi – nhanh chóng – chuyên nghiệp)

    Quận 3:  Kho – Cửa hàng:  453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM (Hướng dẫn đường đi: https://maps.app.goo.gl/G2Md3VCV5raHxw7n9)

    Quận 10: Showroom – Bán lẻ:  644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, P.14, Q.10, TP.HCM (Hướng dẫn đường đi: https://maps.app.goo.gl/4wQXPiTFPki3E1Qu7)

    TP. Thủ Đức: Điểm bán hàng:  Số 16 Đường 359 (Đỗ Xuân Hợp), KP5, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức (Q9 cũ), TP. HCM (Hướng dẫn đường đi: https://maps.app.goo.gl/HuBUJYhnfKieeyqY8 ) 

    Email: nongsansachphuongnam@gmail.com

    Facebook: https://www.facebook.com/phuongnamfood

      

    Zalo
    Hotline