Gạo Lứt Là Gì? Lợi ích Của Các Loại Gạo Lứt Đối Với Sức Khoẻ

Giao hàng toàn quốc Gọi đặt hàng: 0902 581 717
Gạo Lứt Là Gì? Lợi ích Của Các Loại Gạo Lứt Đối Với Sức Khoẻ
Ngày đăng: 26/02/2024

    Ngày nay, việc sử dụng gạo lứt thay thế cho gạo trắng trong khẩu phần ăn hàng ngày đã trở nên phổ biến, nhằm mục đích cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, cũng như hỗ trợ quá trình giảm cân. Vậy gạo lứt (gạo lức) là gì? Chứa hàm lượng dinh dưỡng như thế nào? Thường xuyên ăn gạo lứt có thực sự tốt cho sức khỏe hay không? Hãy cùng khám phá câu trả lời chi tiết trong bài viết dưới đây của Nông Sản Phương Nam.

    Gạo lứt là gạo gì? ​​Hàm lượng dinh dưỡng trong gạo lứt

    Gạo lứt hay còn gọi là gạo lức, gạo nguyên cám là loại gạo trong trạng thái hạt lúa chỉ vừa tách lớp vỏ trấu bên ngoài, giữ nguyên lớp cám và mầm gạo giàu chất dinh dưỡng. 

    Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ USDA, gạo lứt chứa đầy đủ chất dinh dưỡng, bao gồm tinh bột, protein, chất béo và chất xơ, cùng với các loại vitamin như vitamin B1, B2, B3, B6 và các axit amin như Pantothenic (vitamin B5), Para Aminobenzoic (PABA), Folic (vitamin M), Phytic. Ngoài ra, gạo lứt còn chứa nhiều khoáng chất quan trọng như canxi, sắt, magiê, selen, glutathione (GSH), kali và natri.

    gạo lứt

    Cấu tạo hạt gạo lứt

    So với gạo trắng, gạo lứt được biết đến với việc giữ lại lớp cám gạo, giúp bổ sung nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa hơn, cũng giàu vitamin và khoáng chất quan trọng hơn. Chẳng hạn, trong 100g gạo lứt nấu chín, bạn có thể nhận được 1,8g chất xơ, trong khi đó chỉ có 0,4g chất xơ trong 100g gạo trắng.

    Dưới đây là bảng so sánh hàm lượng dinh dưỡng giữa gạo lứt và gạo trắng:

    Chất dinh dưỡng Gạo lứt Gạo thường
    Thiamine 6% 1%
    Niacin 8% 2%
    Vitamin B6 7% 5%
    Mangan 45% 24%
    Magie 11% 3%
    Photpho 8% 4%
    Sắt 2% 1%
    Kẽm 4% 3%

    gạo lứt

    Gạo lứt (gạo lức) có nhiều loại với màu sắc đặc trưng khác nhau

    Tác dụng của gạo lứt đối với sức khoẻ

    Với nguồn dưỡng chất phong phú, từ cám, mầm gạo và từng hoạt chất nổi trội của màu sắc lớp cám thì câu trả lời cho "gạo lứt có tốt không" là có. Nổi bật các lợi ích như:

    Tốt cho tim mạch

    • Gạo lứt chứa nhiều chất xơ và một số hợp chất đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch. Chất xơ có khả năng giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và hệ hô hấp. 
    • Hợp chất lignans trong gạo lứt có khả năng giảm huyết áp, cải thiện hàm lượng cholesterol trong máu, và đồng thời giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. 
    • Magiê có trong gạo lứt cũng giúp ngăn chặn nguy cơ suy tim và giúp duy trì sức khỏe tim mạch, làm giảm nguy cơ các vấn đề về tim mạch và nguy cơ tử vong liên quan đến chúng.

    gạo lứt

    Gạo lứt là lựa chọn tối ưu cho người bệnh đái tháo đường

    Hỗ trợ ăn kiêng

    Do hàm lượng chất xơ cao cùng lớp cám ngoài hạt gạo nên gạo lứt khi ăn cần nhai chậm và kỹ nên hỗ trợ rất tốt cho quá trình giảm "size". Trung bình trong các loại gạo lứt có trung bình khoảng 3,5g chất xơ trong mỗi 158g gạo. Vì thế, khi tiêu thụ nhiều chất xơ sẽ giúp no nhanh và lâu hơn, hạn chế được các bữa ăn vặt không cần thiết bên ngoài. Lượng calo từ khẩu phần ăn 100gr theo tham khảo chỉ chiếm 365, khi kết hợp với các loại rau củ quả, thịt trắng sẽ thúc đẩy quá trình thay đổi cơ thể mà vẫn tươi tắn, khỏe mạnh.

    Không chứa gluten

    Gạo lứt không chứa gluten, một loại protein có thể tìm thấy trong lúa mạch và lúa mì. Một số người không thể tiêu hóa gluten một cách hiệu quả, vì các lý do sau:

    • Việc tiêu thụ chất này có thể gây ra các phản ứng dị ứng như đầy hơi, đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy, và nhiều triệu chứng khác. 
    • Ngoài ra, gluten cũng không thích hợp cho những người mắc bệnh tự miễn, trong đó hệ miễn dịch của họ phản ứng mạnh với protein này.

     Vì vậy, đây là lý do gạo lứt trở thành một sự lựa chọn phù hợp cho những người muốn duy trì chế độ ăn không chứa gluten trong việc bảo vệ sức khỏe của họ.

    Tăng cường sức khỏe xương khớp

    Gạo lứt là loại thực phẩm rất giàu magie, canxi cùng nhiều khoáng chất cần thiết để duy trì xương khớp khỏe mạnh. Trong đó, canxi đẩy nhanh tiến trình làm lành các tổn thương bên trong, sắt giúp bổ máu, kẽm và mangan góp phần tăng tính chống oxy hóa của cơ thể.

    gạo lứt

    Các loại gạo lứt (gạo lức) cũng là thực phẩm dinh dưỡng cho xương khớp

    Nâng cao hoạt động gan

    • Các vitamin thuộc nhóm B, inositol và phospholipid là những chất quan trọng có khả năng hỗ trợ gan trong việc giải độc, tái tạo tế bào gan, và đặc biệt, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh liên quan đến gan, bao gồm cả xơ gan. 
    • Ngoài ra, gạo lứt cũng cung cấp các chất như Tocotrienol, gamma oryzanol và các chất chống oxy hóa khác, giúp gan đối phó với các tác động tiêu cực và bảo vệ tế bào gan.

    Bảo vệ tế bào khỏi sự tác động của gốc tự do

    Trong gạo lứt, bạn có thể tìm thấy nhiều chất chống oxy hóa như CoQ10, SOD, axit alpha-lipoic, tocotrienol, IP6, selen, lutein, và các chất khác. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do. 

    Gốc tự do thường hình thành trong quá trình chuyển hóa, đặc biệt là trong quá trình hô hấp tế bào, hoặc có thể xuất phát từ môi trường bên ngoài và xâm nhập vào cơ thể. Chúng có khả năng gây hại cho tế bào, gây ra quá trình lão hóa, các bệnh lý, và có thể gây hỏng DNA, dẫn đến sự hình thành của các tế bào bất thường và nguy cơ mắc bệnh ung thư.

    Hỗ trợ hệ thống thần kinh

    Nhờ vào hàm lượng dồi dào của khoáng chất mangan trong gạo lứt, cơ thể có khả năng tổng hợp chất béo một cách hiệu quả. Mangan đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động của hệ thống thần kinh và cả hệ thống sinh sản của con người. Một chén cơm gạo lứt cung cấp khoảng 80% nhu cầu hàng ngày về mangan cho cơ thể.

    Ngừa bệnh ung thư đại tràng

    Gạo lứt chứa một lượng lớn chất xơ, đặc biệt thuộc nhóm chất xơ có lợi hàng đầu. Những chất xơ này có khả năng kết hợp với các chất gây ung thư và các chất độc trong cơ thể, ngăn chúng từ việc bám vào vách ruột. Điều này giúp ngăn ngừa bệnh ung thư đại tràng một cách hiệu quả.

    Các loại gạo lứt trên thị trường

    Có mấy loại gạo lứt? Phân loại gạo lứt với nhiều tên gọi theo màu sắc lớp cám như gạo lứt trắng, gạo lứt tím và gạo lứt đỏ hay gạo nguyên cám... dưới đây là gạo lứt các loại có đặc tính mềm cơm, dễ ăn, dễ nấu được ưa chuộng nhiều trên thị trường hiện nay.

    gạo lứt

    Gạo lứt có 3 loại phổ biến

    Phân loại gạo dựa trên đặc điểm

    Gạo lứt có thể được phân thành hai loại cơ bản, đó là gạo lứt tẻ và gạo lứt nếp, và mỗi loại này còn có nhiều biến thể khác nhau:

    • Gạo lứt tẻ: Gạo lứt tẻ cũng có nhiều phân loại như gạo lứt hạt ngắn, gạo lứt hạt vừa hay gạo lứt hạt dài.... Khi nấu, nên vo rồi ngâm gạo trong nước trước để gạo nấu chín nhanh hơn và dễ tiêu hóa.

    • Gạo lứt nếp: Loại gạo này thường được sản xuất từ các loại gạo nếp như gạo nếp hương, gạo nếp cái hoa vàng, và một số loại khác. Gạo lứt nếp có sự mềm dẻo tương tự các loại nếp khác nên rất thích hợp để nấu xôi hay làm bánh...

    Phân loại theo màu sắc gạo

    Dựa vào màu sắc, có 3 loại gạo lứt hiện nay, cụ thể:

    Gạo lứt trắng 

    gạo lứt

    Gạo lứt trắng

    Gạo lứt trắng có nhiều loại khác nhau, trong đó có gạo lứt ST25 nảy mầm giàu chất GABA. Gạo lứt ST25 (hay còn gọi là gạo mầm GABA ST25) là loại gạo được chỉ đạo và hướng dẫn sản xuất từ kỹ sư Hồ Quang Cua với giống lúa ST25 nổi tiếng. Gạo cho cơm mềm, dễ ăn, dễ nấu (không cần ngâm) và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ, cùng hoạt chất GABA rất cao tốt cho cơ thể.

    Gạo lứt đen

    gạo lứt

    Gạo lứt đen

    Gạo lứt đen có bề ngoài được phủ bởi lớp vỏ màu đen bóng, bên trong là lõi màu trắng của tinh bột. Khi nấu chín, chúng chuyển từ màu trắng sang màu tím đậm đặc biệt nhờ sự hiện diện của anthocyanin - một hợp chất chống oxy hóa.
    Gạo lứt đen thường được ưa chuộng vì độ mềm dẻo và hương vị thơm ngon đặc biệt của nó. Việc nấu gạo lứt đen không cần phải ngâm trước như các loại gạo lứt khác. Hạt gạo khi nấu chín trở nên dẻo và ngọt, rất kích thích vị giác. 

    Gạo lứt đỏ 

    gạo lứt
    Gạo lứt đỏ

    Gạo lứt đỏ là nguồn cung cấp dinh dưỡng phong phú và thích hợp cho những người ăn chay, người cao tuổi và bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, cần phân biệt gạo lứt đỏ và gạo huyết rồng. Gạo huyết rồng có thể gây tăng đường huyết, do đó không phù hợp cho những người đang mắc bệnh tiểu đường.

    Trường hợp hạn chế ăn gạo lứt

    Gạo lứt tuy chứa rất nhiều dinh dưỡng cùng dưỡng chất tốt cho cơ thể, nhưng những trường hợp sau đây nên hạn chế dùng gạo lứt:

    • Người vừa phẫu thuật nên hạn chế sử dụng gạo lứt mà nên dùng các loại thực phẩm mềm như cơm trắng. Do gạo lứt còn nguyên lớp cám nên cần ăn chậm, nhai kỹ và cần có quá trình tiêu hoá lâu hơn.
    • Người có bệnh liên quan đến thận.
    • Người có hệ miễn dịch kém nếu sử dụng nhiều gạo lứt có thể dẫn đến việc hấp thụ protein và chất béo giảm, gây ảnh hưởng không tốt lại cho hệ miễn dịch của cơ thể. 
    • Người có hệ tiêu hoá kém, hay bị đau dạ dày.
    • Người bệnh thừa sắt nên tránh dùng gạo lứt đỏ, chỉ nên ăn gạo lứt nảy mầm.

    gạo lứt

    Bên cạnh nhiều lợi ích, vẫn có trường hợp nên kiêng ăn gạo lứt

    Các món làm từ gạo lứt

    Khác với ngày trước, gạo lứt giờ được lai tạo và nghiên cứu cho các loại gạo lứt khác nhau đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, hiện nay gạo lứt còn được chế biến thành nhiều món ngon khác nhau mà vẫn tốt cho sức khỏe. Trong đó có thể kể đến những món ăn như:

    • Cháo gạo lứt kết hợp hạt sen, đậu đen..
    • Cháo gạo lứt yến mạch
    • Phở gạo lứt thịt bò
    • Cơm gạo lứt chiên
    • Chè gạo lứt với đậu đen
    • Sữa chua gạo lứt
    • Trà gạo lứt rang
    • Gạo lứt sấy rong biển
    • Bánh thanh gạo lứt ngũ cốc
    • ... 

    gạo lứt

    Món cháo gạo lứt đầy dinh dưỡng

    Ngoài ra, gạo lứt còn được nghiền thành bột sử dụng làm nguyên liệu các món ăn như: bánh bao gạo lứt, pizza gạo lứt, bánh gạo lứt, bánh bèo gạo lứt, bún gạo lứt, phở gạo lứt, mì gạo lứt…

    gạo lứt

    Bún gạo lứt xào

    gạo lứt

    Bột gạo lứt mè đen

    Cách nấu cơm gạo lứt không bị mất chất

    Do gạo lứt là loại gạo còn nguyên lớp cám, nên khi nấu gạo lứt cần thời gian lâu hơn và lượng nước nhiều hơn so với gạo trắng. 

    Nấu cơm gạo lứt bằng nồi điện

    Đối với nồi cơm điện có chế độ nấu gạo lứt (nồi áp suất, nồi cao tầng, nồi có chế độ nấu gạo lứt), Khi nấu chỉ cần vo sơ gạo lứt, đong nước theo tỉ lệ hướng dẫn và chọn chế độ nấu gạo lứt, cơm sẽ tự chín, rất mềm và ngon.

    • Bước 1: Vo sạch gạo lứt trong nước sạch để loại bỏ mọi tạp chất như trấu và sạn. Ngâm gạo lứt trong nước ấm trong khoảng từ 30 đến 60 phút. Quá trình ngâm giúp gạo nấu sau đó trở nên dẻo và nở đều.

    • Bước 2: Xác định tỷ lệ nước và gạo lứt là 2:1. Cần điều chỉnh lượng nước phù hợp vì gạo đã hấp thụ nước và nở phình trong lúc ngâm. Nếu cho quá nhiều nước có thể làm cho cơm trở nên nhão và khó ăn.

    • Bước 3: Sử dụng nồi cơm điện thông thường để nấu cơm lứt. Bật nút nấu và đợi cho đến khi cơm chín. Nồi cơm sẽ tự động chuyển sang chế độ hâm nóng. Để cơm mềm và nở đều hơn, bạn nên ủ thêm từ 10-15 phút sau đó.

    • Bước 4: Sau khi nấu chín, bạn có thể dùng thìa để xới đều lớp hạt cơm rồi múc ra chén để thưởng thức. Khi kết hợp với các món ăn khác, cơm gạo lứt sẽ tạo nên bữa ăn ngon miệng và bổ dưỡng.

    gạo lứt

    Nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện

    Nấu cơm gạo lứt bằng nồi đất

    Với đặc tính nóng chậm, nấu cơm bằng nồi đất sẽ cho cơm mềm, thơm và nóng lâu hơn so với nồi cơm điện. 

    • Bước 1: Ngâm gạo lứt bằng nước ấm trong khoảng thời gian nhất định.
    • Bước 2: Đong gạo và nước theo hướng dẫn người bán mà nấu trên bếp. 
    • Bước 3: Khi cơm sôi mở nắp xới cơm cho đều, sau đó đậy kín nắp lại, vặn lửa và nấu đến khi nồi cạn nước. 
    • Bước 4: Khi nước trong nồi cạn, vặn lửa liu riu và ủ cơm trong nồi tầm 5-10 phút để hơi nóng trong nồi đất làm cơm mềm hơn. 

    gạo lứt

    Cơm gạo lứt nấu nồi đất

    Riêng loại gạo lứt đã được nảy mầm (gạo lứt ST25, gạo mầm Vibigaba) có cách nấu đơn giản hơn. Chỉ cần đong gạo và nước theo tỉ lệ 01 chén gạo: 1,5 chén nước và nấu như gạo trắng bình thường, không cần ngâm. Cơm khi chín vô cùng mềm và dễ ăn.

    Có những lưu ý nào khi ăn gạo lứt?

    Để đáp ứng được đầy đủ dinh dưỡng khi ăn gạo lứt, cần xác định mục tiêu rõ ràng khi ăn là ăn sạch, nhu cầu hỗ trợ điều trị bệnh để có thực đơn phù hợp, tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhất là đối tượng ăn gạo lứt trong quá trình điều trị bệnh.

    • Những người bệnh tiểu đường nếu chỉ dùng gạo lứt cho một bữa trong ngày nên dùng vào bữa tối để giảm tình trạng hội chứng ngày hôm sau.
    • Do gạo lứt là loại gạo còn nguyên cám nên khi ăn cần ăn thật chậm và nhai thật kỹ, tránh ăn nhanh nuốt vội sẽ khiến dạ dày co bóp làm việc nhiều hơn, dễ bị đau dạ dày.
    • Với những người ăn gạo lứt để thay đổi cơ thể, cần kết hợp với lối sống lành mạnh cùng chế độ ăn nhiều rau, củ quả, tránh thịt đỏ để tăng hiệu quả sử dụng.
    • Người thiếu dinh dưỡng, sức khoẻ kém, dễ bị đau dạ dày, hệ tiêu hoá hoạt động kém nên tránh sử dụng gạo lứt trong thời gian dài
    • Không nên ăn quá nhiều gạo lứt trong một ngày.

    gạo lứt

    Thực đơn món ăn với cơm gạo lứt

    Cách bảo quản gạo lứt

    • Nên bảo quản gạo lứt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi tối tăm, chuột bọ.
    • Gạo lứt đỏ sẽ bảo quản được lâu hơn so với gạo lứt đen (gạo lứt tím) do lớp cám màu đỏ có tính sát trùng cao hơn so với gạo lứt đen nên ít khi bị mốc.

    Đối với cơm gạo lứt khi nấu dư, nên sử dụng trong thời gian sớm nhất để gạo vẫn giữ nguyên được hàm lượng dinh dưỡng. Trong trường hợp nấu nhiều gạo lứt sử dụng cho cả tuần, cách bảo quản gạo lứt đã nấu là nên chia nhỏ phần cơm, bảo quản trong giấy nến rồi bọc lại bằng giấy bạc, sau đó bỏ vào ngăn đông tủ lạnh. Khi ăn, chỉ cần bỏ phần giấy bạc và hấp lại trong lò vi sóng (còn nguyên giấy nến) hoặc hấp cách thuỷ.

    Tuy nhiên, để cơm gạo lứt luôn thơm ngon mỗi ngày mà vẫn giữ nguyên nhiều giá trị từ gạo, nên nấu lượng cơm vừa đủ để ăn, tránh tình trạng dư thừa. 

    Một lựa chọn khác để bảo quản gạo lứt là bạn có thể chọn mua cơm gạo lứt tím nấu sẵn Ms Slim, được nấu chậm 36h theo công nghệ Nhật và bảo quản cùng màng tế bào của Mỹ. Được bảo quản trong tủ đông, khi ăn chỉ cần làm nóng lại bằng lò vi sóng trong 4-5 phút hoặc hấp cách thuỷ trong 10 phút, cơm gạo lứt sẽ nóng, mềm và ngon như mới nấu. Cơm gạo lứt tím Ms Slim sẽ giúp tiết kiệm thời gian, tiện dụng mà vẫn ngon và đầy đủ dưỡng chất.

    gạo lứt

    Cơm gạo lứt Ms Slim là một giải pháp tiết kiệm thời gian và chi phí

    Một số câu hỏi thường thắc mắc khi ăn gạo lứt

    Gạo lứt hay gạo lức là tên gọi đúng?

    Vậy gạo lứt hay gạo lức là tên gọi đúng? Thật ra, từ "lứt" hay "lức" đều là 2 chữ đồng âm, đọc là /lik/ nên gạo lứt hay gạo lức đều cùng chỉ một loại gạo. Đôi khi nhiều người còn hay đọc là gạo "Nứt" là do ngôn ngữ ảnh hưởng bởi khẩu hình miệng nên phát âm chữ "L" thành chữ "N" cho dễ phát âm.

    Gạo lứt tím than có phải gạo nếp cẩm không?

    Gạo lứt tím than và gạo nếp cẩm không phải là cùng một loại gạo. Gạo nếp cẩm thường là gạo lứt có màu tím than (có thể còn gọi là gạo lứt đỏ), và chúng được ưa chuộng trong các món ăn truyền thống, như xôi cẩm. Tuy nhiên, gạo lứt có nhiều loại, và màu của gạo có thể thay đổi tùy thuộc vào loại và quá trình chế biến.

    Có nên ăn gạo lứt liên tục không?

    Có thể ăn gạo lứt liên tục, nhưng như với mọi thực phẩm, đa dạng hóa chế độ ăn luôn là một cách tốt để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Điều này giúp tránh cảm giác chán ngấy và đảm bảo bạn không bỏ lỡ các dạng ngũ cốc và thực phẩm khác quan trọng.

    Cơm gạo lứt nấu sẵn có mất chất dinh dưỡng không?

    Cơm gạo lứt nấu sẵn có thể mất một số chất dinh dưỡng do quá trình nấu ở nhiệt độ cao và thời gian dẫn đến thất thoát một phần giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, nó vẫn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng, nên lưu trữ cơm gạo lứt nấu sẵn đúng cách và tránh đun quá lâu.

    Địa chỉ mua gạo lứt uy tín, chất lượng

    Ngày nay, do nhu cầu của người tiêu dùng về gạo lứt ngày càng tăng cao, gạo lứt trên thị trường được rất nhiều nơi cùng đơn vị phân phối, từ siêu thị cho đến các cửa hàng bán lẻ với đa dạng mẫu mã, chủng loại. Việc xuất hiện nhiều loại gạo lứt trên thị trường với nhiều tên gọi khác nhau đã làm người tiêu dùng bối rối không biết nên lựa chọn loại gạo lứt nào phù hợp với nhu cầu. 

    Đặc biệt, đối với gạo lứt đen thường rất dễ bị nhầm lẫn với nếp than, hay gạo lứt đỏ thường nhầm với gạo huyết rồng khiến khách hàng sử dụng nhưng không đem lại nhiều lợi ích lâu bền như thông tin trên truyền thông.

    Để lựa chọn đúng các loại gạo lứt, khách hàng nên tìm đến những đơn vị, thương hiệu gạo lứt lâu đời trên thị trường để mua được chính xác loại gạo lứt theo nhu cầu. Ngoài ra, khách hàng có thể tìm đến công ty Cổ phần Lương thực Phương Nam (gọi tắt là gạo Phương Nam) để được tư vấn chi tiết về các sản phẩm cũng như giá gạo lứt

    gạo lứt

    Nông Sản Phương Nam tự hào là nhà phân phối các loại gạo lứt ngon, chất lượng

    Với quá trình kinh doanh hơn 10 năm cùng kỹ sư Hồ Quang Cua và là nhà phân phối gạo Hạt Ngọc Trời trên toàn quốc, các sản phẩm gạo lứt mà Phương Nam cung cấp có thể kể đến: gạo lứt tím than chính gốc Sóc Trăng, gạo lứt Sóc Trăng đỏ, gạo lứt đỏ điện biên, gạo lứt ST25 nảy mầm giàu chất GABA, gạo mầm Vibigaba... Tất cả sản phẩm được Phương Nam phân phối đều có giấy xác nhận phân phối, chính hãng từ nhà cung cấp, đảm bảo gạo sạch - an toàn - chính gốc đến người tiêu dùng. Ngoài ra còn có các sản phẩm từ gạo lứt có thể kể đến như: Bột gạo lứt - mè đen, bún gạo lứt tím cùng cơm gạo lứt tím nấu sẵn Ms Slim...

    Quý Khách hàng chọn mua các loại gạo lứt tại CTY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM, chúng tôi luôn:

    • Tư vấn tận tình, rõ ràng về các loại gạo lứt cũng như giải đáp các thắc mắc liên quan
    • Phục vụ chuyên nghiệp, giao hàng nhanh chóng theo yêu cầu khách hàng
    • Khách ăn không hợp khẩu vị có thể đề nghị các cửa hàng để thu hồi lại.

    gạo lứt

    Hy vọng qua những nội dung mà chúng tôi đã chia sẻ bạn đã có câu trả lời cho các câu hỏi gạo lứt là gì, gạo lứt có mấy loại và tất cả những lợi ích tuyệt vời mà gạo lứt mang lại cho sức khoẻ,..Nếu còn điều gì thắc mắc hoặc có nhu cầu được tư vấn về các loại gạo lứt, hãy nhấc máy liên hệ ngay cho Nông Sản Phương Nam để được hỗ trợ ngay lập tức.

    Zalo
    Hotline