So sánh gạo lứt đen và gạo lứt đỏ loại nào tốt hơn

Giao hàng toàn quốc Gọi đặt hàng: 0902 581 717
So sánh gạo lứt đen và gạo lứt đỏ loại nào tốt hơn
Ngày đăng: 19/08/2023

    Tìm hiểu về gạo lứt đỏ

    Giống lúa dinh dưỡng sau khi bóc tách vỏ trấu bên ngoài thì còn nguyên lớp cám màu đỏ và phôi gạo (để nẩy mầm lên cây lúa về sau).

     so sánh gạo lứt đen và gạo lứt đỏ

    (Hình: mô phỏng hạt gạo lứt đỏ).

    Đây là gạo lứt dạng tẻ.

    Lớp vỏ cám màu đỏ rất giàu hoạt chất sắt, tốt cho tim mạch.

    Trên thị trường hiện nay, xuất hiện 2 loại gạo lứt có màu đỏ, rất dễ làm cho khách hàng lẫn lộn.

    Gạo lứt Huyết Rồng (gọi tắt là gạo Huyết Rồng)

    Gạo từ lúa Huyết Rồng là loại lúa cổ truyền của địa phương, chỉ thích nghi với vùng đất gò cao vùng ngập lũ thuộc các xã biên giới giáp với Vương quốc Campuchia.

    Vỏ lứt màu đỏ, ruột cơm bên trong màu trắng khi nấu ra.

    Hạt gạo đầy đặn, đỏ dậm (nếu nhìn kỹ). Khi nấu thì phải ngâm trước để cho cơm mềm. Hạt cơm rời, tơi.

    so sánh gạo lứt đen và gạo lứt đỏ 

    (Hình: hạt gạo lứt Huyết Rồng)

    Người ăn kiêng, ăn theo chế độ thực dưỡng OSHAWA xưa kia cũng hay ăn gạo này. Thường cơm tơi, khô nên dễ ăn với muối mè. Nhai phải chậm.

    Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây thì người bệnh tiểu đường không nên ăn gạo lứt Huyết Rồng vì sẽ bị tăng đường huyết.

    Gạo lứt Sóc Trăng đỏ (gọi tắt: Gạo ST đỏ, gạo đỏ Sóc Trăng).

    Gạo từ lúa đỏ Sóc Trăng được lai tạo bởi nhóm của Kỹ Sư Hồ Quang Cua, cơm mềm và thơm, vị ngọt hậu.

    Hạt thon dài (vì được lai từ các giống lúa gạo thơm ST nổi tiếng), đỏ tươi, đồng đều.

    Vỏ lứt màu đỏ bên ngoài, bên trong hạt cơm vẫn là màu trắng.

    so sánh gạo lứt đen và gạo lứt đỏ 

    (Hình: hạt gạo lớt đỏ Sóc Trăng)

    Cơm mềm, nấu không cần phải ngâm trước quá lâu (nếu khách hàng kỹ tính thì chỉ cần sau khi vo gạo, đong lượng nước như hướng dẫn, khách hàng khoan bật nồi cơm lên nấu mà để đó chừng khoảng 20-30 phút cho nước thấm qua lớp cám, sau đó hãy bật chế độ nấu).

    Mùi thơm đặc trưng. Nhai kỹ cơm có vị ngọt.

    Do có chỉ số đường huyết thấp nên người bệnh tiểu đường có thể ăn gạo lứt ST đỏ thay cơm trắng mà không sợ bị tăng đường huyết.

    Gần đây, nhiều người ăn thực dưỡng chế độ OSHAWA đã chuyển từ gạo Huyết Rồng sang ăn gạo lứt đỏ Sóc Trăng vì đễ ăn, dễ nấu và đặc biệt không bị tăng đường huyết sau bữa ăn.

    Ngoài ra còn có một loại gạo lứt đỏ gần đây được nhiều khách hàng ưa chuộng vì tính dẻo của nó, đó là gạo lứt đỏ ĐIỆN BIÊN (gọi tăt là gạo đỏ Điện Biên).

    Tuy nhiên, để không làm loãng nội dung bài viết, chúng tôi sẽ xin giới thiệu về gạo đỏ Điện Biên trong 1 bài viết khác để người sử dụng nắm rõ hơn.

    Tìm hiểu về gạo lứt đen

    Giống lúa dinh dưỡng sau khi bóc tách vỏ trấu bên ngoài thì còn nguyên lớp cám màu tím đậm (nhìn như đen: đen đậm, đen lánh như than, tím đậm,..) và phôi gạo (để nẩy mầm lên cây lúa về sau)

     so sánh gạo lứt đen và gạo lứt đỏ

    (Hình: mô phỏng hạt gạo lứt đen sau khi tách bỏ vỏ trấu)

    Gạo đen có dạng lứt tẻ và lứt nếp.

    Lớp vỏ cám màu tím giàu hoạt chất anthocyanin phòng chống ung thư, bệnh tiểu đường.

    Trên thị trường hiện nay, xuất hiện 2 loại gạo lứt có màu ĐEN ĐẬM và ĐEN TÍM ÍT ĐẬM, rất dễ làm cho khách hàng lẫn lộn. Tùy theo cách gọi phân biệt của địa phương trồng, thương lái bán, người kinh doanh dựa vào tính dẻo nhiều dẻo ít, đen nhiều đen ít,..thị trường có 2 nhóm dễ phân biệt sau đây:

    Gạo lứt đen (gạo đen)

    Xuất xứ: không rõ vùng trồng, không rõ tên khoa học, cũng như tên tác giả lai tạo.

    Hạt gạo đen đậm, thường hạt tròn đầy, hoặc dạng gần tròn.

    Vỏ màu đen bên ngoài, ruột cơm màu trắng bên trong.

    so sánh gạo lứt đen và gạo lứt đỏ 

    (Hình: hạt gạo đen được bán trên thị trường hiện nay)

    Cơm nấu dẻo, mềm (hàm lượng amylopectin cao).

    Do có tính nếp cao và độ đen đậm nên có vị nhẫn nhẫn.

    Thường thì nhóm này thuộc nếp than, nếp cẩm,…

    Phần lớn được nấu xôi, khách ăn cơm thích ăn dẻo nhiều.

    Gạo lứt tím than (gọi tắt: gạo tím than)

    Xuất xứ: Lúa tím than được lai tạo bởi nhóm của kỹ sư Hồ Quang Cua giữa lúa cẩm Hà Giang và gạo thơm Sóc Trăng, tạo ra hạt gạo cho cơm mềm, giàu giá trị dinh dưỡng và vị đặc trưng.

    Hạt gạo thon dài, đồng đều. Độ tẻ cao (hàm lượng amylose cao)

    Màu tím nhiều ở giữa hạt gạo, dần dần ít đi ở đầu hạt gạo.

    Vỏ hạt gạo màu tím, ruột cơm bên trong màu trắng.

     so sánh gạo lứt đen và gạo lứt đỏ

    (Hình: hạt gạo tím than Sóc Trăng)

    Nấu không cần ngâm. Cơm mềm, không dẻo nhiều như nhóm gạo lứt đen. Rất dễ ăn và không có vị nhẫn.

    Người bệnh tiểu đường ăn no mà không lo sơ bị tăng đường huyết.

    So sánh điểm chung của gạo lứt đỏ và gạo lứt đen

    So sánh gạo lứt đen và gạo lứt đỏ có gì giống nhau trong nội dung tiếp theo:​​​​​

    - Đều là gạo ở trạng thái lứt (gạo rằn hay gạo lật), tức là chỉ mới bóc tách bỏ lớp vỏ trấu và còn nguyên mầm gạo nên:

    + Còn nguyên lớp cám nên giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng.

    + Còn nguyên mầm gạo: nên giào chất GABA (Gama Amino Butyric Acid).

    - Giàu chất xơ, chất đạm.

    - Đều rất tốt cho sức khỏe.

    So sánh sự khác nhau của gạo lứt đen và gạo lứt đỏ

    so sánh gạo lứt đen và gạo lứt đỏ

    Như đã trình bày từng loại ở trên:

    - Nhóm gạo đỏ: giàu hoạt chất sắt, tốt cho hệ tim mạch, độ tẻ cao nên rời cơm, không dính. Hạt cơm có độ dai nhất định.

    - Nhóm gạo đen: giàu hoạt chất anthocyanin, giúp phòng chống ung thư. Cơm mềm dẻo hơn. Tuy nhiên nếu gạo dẻo quá (nhóm lứt đen: nếp than) thì khi ăn sẽ dễ bị ngán và có vị nhẫn

    Cũng có quan niệm của những khách hàng ăn gạo lứt lâu năm chia sẻ (chỉ là chia sẻ của khách hàng, chưa kiểm chứng được tính đúng sai): người ăn gạo lứt để phòng trị bị bệnh thì nếu có bịnh trong người nên ăn gạo lứt màu đỏ để thực hiện việc hổ trợ trị bệnh. Sau đó ăn gạo lứt tím để được bồi bổ phục hồi lại cơ thể.

    Gạo lứt đen hay đỏ giảm cân tốt hơn

    Như nói ở trên, tất cả đều là “gạo lứt” nên giàu chất xơ và chất đạm. Người ăn sẽ có cảm giác no lâu. Gạo lứt đỏ hay gạo lứt đen đều có công dụng giảm cân.

    Đặc biệt, khách hàng phải ăn kiêng trì trong 1 thời gian nhất định mới thấy được tác dụng. Vì vậy, tùy thuộc vào khẩu vị (hợp loại nào) thì người ăn sẽ chọn loại đó để được bền lâu. Tránh trường hợp chỉ mới nghe thông tin, chỉ ăn thử một vài lần, không kiên trì thì cũng không đạt được mục đích giảm cân dù gạo lứt đó là đỏ hay đen.

    Mua gạo lứt ở đâu chất lượng, giá tốt

    Công ty Cổ phần Lương thực Phương Nam được thành lập từ năm 2012 chuyên cung cấp các sản phẩm gạo lứt cho khách hàng theo thời gian cho đến nay:

    - Gạo lứt mầm Vibigba, Vibigaba nghệ (cuối 2012) của Tập đoàn Lộc Trời

    - Gạo lứt tím than Sóc Trăng, gạo lứt đỏ Sóc Trăng (giữa năm 2013), gạo mầm ST24 (đầu năm 2019), gạo mầm ST25 (giữ năm 2021) của kỹ sư Hồ Quang Cua.

    - Gạo lứt trắng Đài Loan Gò Công (cuối năm 2015) của Tiền Giang.

    - Gạo lứt đỏ Điện Biên (giữa năm 2019) của vùng Tây Bắc.

    - Cơm gạo lứt tím MsSlim (giữa năm 2020).

    - Bột gạo lứt mè đen (từ giữa năm 2014).

    - Bún gạo lứt đen (giữa năm 2023).

    Phục vụ Quý khách hàng trong thời gian đã qua là một vinh dự và hạnh phúc của toàn thể nhân viên chúng tôi. Chúng tôi luôn muốn điều đó sẽ tiếp tục trong tương lai.

    Phương châm của chúng tôi thay lời cám ơn: luôn luôn “Tận tình – giao hàng nhanh – giải quyết khi sản phẩm có sự cố một cách rốt ráo – tạo sự an tâm và hài lòng cao nhất” đến Quý khách hàng.

    Liên hệ:

    CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

    • Quận 3: 453/86 Lê Văn Sỹ, P.12, Q.3, TP.HCM
    • Quận 10: 644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, P.14, Q.10, TP.HCM
    • Thủ Đức: 16 đường 359 (Đỗ Xuân Hợp), P. Phước Long B, TP.Thủ Đức, TP.HCM

    Điện thoại/zalo: 0902 58 1717

    E-mail: phanthanhhieu.png@gmail.com

    Zalo
    Hotline